Nước mía và lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe con người

LỢI ÍCH KHÔNG NGỜ CỦA NƯỚC MÍA GIẢI KHÁT NGÀY HÈ

 

Nước mía là một trong những thức uống giải khát phổ biến và quen thuộc đối với người dân Việt. Với hương vị thơm ngon, mát lành, nước mía không chỉ giúp ta xua tan cơn khát mà còn có công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu chi tiết hơn về nước mía cũng như lý do vì sao bạn nên lựa chọn loại thức uống này.

1. Mía và nguồn gốc của loài thực vật này

Mía còn có tên gọi khác là cây cam giá, thuộc họ Lúa Poaceae với tên khoa học là Saccharum officinarum L. Ấn Độ là quê hương của mía. Quốc gia này và Cuba chính là hai nước nổi tiếng về sản xuất mía trên thế giới. Có rất nhiều loại mía với đặc điểm hình thái khác nhau, ví dụ như mía bầu có thân cao và to, múa de gầy, thân nhỏ và thấp, vỏ mía có thể là màu tím, trắng hoặc đỏ. Loại thì chứa ít đường, có loại lại chứa nhiều đường.

Nước mía là thức uống giải khát quen thuộc đối với người dân Việt

Nước mía là thức uống giải khát quen thuộc đối với người dân Việt

Tại Việt Nam mía được các tỉnh miền Trung như Quảng Ngãi, Quảng Nam,… và các tỉnh miền Bắc như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Hòa Bình trồng rất nhiều. Phần lớn là do thổ nhưỡng ở những vùng này chứa nhiều phù sa (có chất vôi, sâu và nhẹ) tạo điều kiện thuận lợi để cho cây mía phát triển. Thời điểm thu hoạch mía thường là sau 11 – 18 tháng và được dùng làm nguyên liệu sản xuất đường, làm thuốc.

Nước mía rất được ưa chuộng vào những mùa nắng nóng nhờ công dụng giải nhiệt với hương vị thơm ngon nhưng giá thành rẻ.

2. Nước mía và lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe con người

Bên cạnh công dụng giải nhiệt, nước mía còn được coi là một vị thuốc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cụ thể đó là:

Nước mía chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu: các thành phần chính trong nước mía chủ yếu là canxi, đường saccaro, kẽm, crôm, vitamin (A, B1, B2, B3, B5, B6, C), chất chống oxy hóa, phytonutrient, chất xơ hòa tan và protein cần thiết khác. Các dưỡng chất này đặc biệt có lợi cho dạ dày, thận, tim, mắt và đường ruột. Bên cạnh đó nó còn giúp giảm cân, giảm sốt, ngăn ngừa nguy cơ ung thư, hạ cholesterol xấu và thanh lọc thận;

Công dụng chống táo bón, ngăn ngừa sỏi thận: với lượng nước dồi dào nước mía giúp phòng ngừa và loại bỏ sỏi thận, hỗ trợ chức năng thận. Ngoài ra nếu bạn đang bị táo bón hoặc mắc bệnh về dạ dày, uống nước mía sẽ cung cấp thêm nhiều kali thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn;

Nước mía giúp điều chỉnh đường huyết: mặc dù nước mía chứa nhiều đường nhưng nếu bệnh nhân bị tiểu đường dùng thức uống này với mức độ hợp lý thì có thể kiểm soát được lượng đường huyết, ngăn chỉ số đường huyết tăng vọt hoặc hạ thấp quá nhanh;

Chống lão hóa: flavonoid, chất chống oxy hóa và các hợp chất phenolic chứa trong nước mía sẽ giúp đem lại một làn da mềm mại, tươi sáng và ẩm mịn hơn. Những chất này có tác dụng giảm thiểu các nếp nhăn và dấu hiệu lão hóa sớm trên da;

Thải độc gan: hợp chất phenolic và flavonoid chứa trong nước mía có chức năng chống ung thư, kháng viêm, kháng virus, chống oxy hóa và ngăn ngừa dị ứng. Vì vậy ở những bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan nên uống nước mía thường xuyên để cải thiện tình trạng viêm gan và điều chỉnh sắc tố da.

Nước mía rất tốt cho bà bầu

Nước mía rất tốt cho bà bầu

3. Dùng nước mía trị bệnh sao cho đúng cách

Dưới đây là một số kinh nghiệm dân gian vận dụng nước mía trong điều trị bệnh và bồi bổ sức khỏe:

Chữa nôn khan, nôn mửa: pha nước mía cùng với nước gừng tươi để uống cho đến khi triệu chứng này được cải thiện;

Chữa các bệnh về đường hô hấp: nếu bạn đang bị ho khan, môi khô họng khát, hay ra mồ hôi trộm, sốt nhẹ về chiều, đại tiện táo kết,… có thể ăn cháo nấu nước mía để nhuận phế, thanh hư nhiệt và trừ đàm;

Chữa táo bón: dùng một ít mật ong trộn với nước mía và uống 2 lần/ngày khi bụng đói;

Bất  thường về tiểu tiện (tiểu buốt, tiểu khó, tiểu ra máu): éo 500g mía tươi lấy nước cốt, thái nhỏ 500g ngó sen ngâm vào nước mía đã ép trong nhiều giờ, sau đó chắt lấy nước uống 3 lần/ngày;

Chữa ho khi bị sởi: dùng 40 – 60g mía vỏ đỏ, sắc cùng 40 – 60g củ mã thầy đã gọt vỏ rồi đem sắc lấy nước, dùng trong ngày;

Chữa sốt, cảm nắng, miệng khát: trộn đều nước dưa hấu cùng nước mía (mỗi thứ 120ml) để uống trong ngày;

Chữa ho và nóng trong do nhiệt: gaoj tẻ 100g, nước mía 200ml thêm nước vừa đủ để nấu cháo, ăn hết trong ngày. Nên duy trì ăn từ 7 – 10 ngày;

Chữa khí hư ở nữ giới: 30g lá huyết dụ, 30g lá mía, 20g hoa mò đỏ, 80g rễ mò trắng, đem đi thái nhỏ, sao vàng trên bếp và sắc nước uống hàng ngày;

Bài thuốc an thai: 8g củ gai, 12g mầm mía, 4g củ  ấu, 6g ích mẫu, 2g sa nhân đem tất cả đi thái nhỏ, phơi khô rồi dùng để sắc nước uống làm 2 lần/ngày;

Chảy máu cam khi đến kỳ: 250ml nước ngó sen, 250ml nước mía, 50ml nước sinh địa tươi trộn đều, uống trong ngày.

Người ta ưa chuộng nước mía không chỉ vì mùi vị hấp dẫn mà còn là vì công dụng của nó

Người ta ưa chuộng nước mía không chỉ vì mùi vị hấp dẫn mà còn là vì công dụng của nó

4. Khi dùng nước mía cần lưu ý những gì?

Vì trong nước mía chứa một hàm lượng đường khá lớn nên nếu không biết bảo quản đúng cách hoặc để quá lâu ở ngoài sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Ngoài ra vì mía có công dụng giải khát cao, tính hàn nên những người hay bị đầy bụng đi phân lỏng, tỳ vị hư yếu và bệnh nhân bị tiểu đường không nên lạm dụng thức uống nào. Nếu dùng thường xuyên sẽ dẫn béo phì và thừa năng lượng.

Khi chế biến mía, bạn nên lựa chọn mía sạch, sau khi ép xong nên dùng ngay và nếu chưa dùng thì phải bảo quản trong hộp/lọ kín, cất vào ngăn mắt tủ lạnh không quá 1 buổi để tránh làm giảm chất lượng của nước mía.

Có thể nói nước mía rất tốt cho sức khỏe con người, không những có vị ngọt, tính mát mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết. Nếu bạn đang gặp phải một số vấn đề về sức khỏe được đề cập phía trên, hãy thử bổ sung nước mía vào danh sách các thức uống hàng ngày với một lượng hợp lý bạn nhé!

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *