Khoai lang không chỉ là thực phẩm tốt cho sức khỏe, còn giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh. Tuy nhiên, bộ phận tốt và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của khoai lại ít được sử dụng.
Khi nói đến khoai lang, hai phần thường được sử dụng nhiều nhất là củ và lá rau. Trong đó, phần củ được sử dụng phổ biến hơn cả. Với phần rau, dù chứa nhiều dinh dưỡng nhưng người Việt lại ít dùng, thậm chí còn chỉ để chăn nuôi.
Khi so sánh phần rau khoai và củ khoai, hiện có nhiều ý kiến trái chiều. Một số người cho rằng, phần củ khoai mới mang lại giá trị dinh dưỡng lớn nhất, còn rau chỉ là thứ bình dân, không ngon và nhiều dinh dưỡng bằng một số loại rau khác. Tuy nhiên, theo một số người, phần lá khoai mới cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể, vì thế rau khoai được người Nhật ví là “rau trường thọ”.
Rau khoai lang ở Nhật được coi là rau trường thọ. Ảnh minh họa,
TS.BS Từ Ngữ (Hội Dinh dưỡng Việt Nam) cho rằng, không thể so sánh củ khoai và rau khoai loại nào tốt hơn loại nào. Bởi củ khoai nó được xếp vào nhóm lương thực, cung cấp tinh bột cho cơ thể. Còn rau khoai lang thuộc nhóm rau lá, là thực phẩm để chế biến món ăn theo những cách khác nhau.
Ví dụ về sự khác biệt dễ thấy nhất là nhiều người dùng khoai lang để ăn sáng thay cho cơm, bún, phở vì nó cung cấp lượng đường bột khá lớn cho cơ thể. Thế nhưng, rau khoai lang thì không dùng để thay bữa sáng được, mà chúng chỉ có thể được chế biến thành các món canh, luộc, xào để ăn cùng trong bữa ăn.
Dù vậy, cũng không thể phủ nhận được những giá trị dinh dưỡng mà rau khoai lang mang lại cho sức khỏe. TS Từ Ngữ cũng khuyên mọi người nếu có được nguồn rau đảm bảo, thì nên sử dụng thường xuyên, kết hợp với các loại rau khác để bữa ăn được đa dạng các nhóm thực phẩm. Ngoài ra, rau khoai lang thân mềm rất nhanh nát, nên chế biến cần chú ý vớt ra khi vừa chín tới để giữ các vitamin và khoáng chất.
Củ khoai lang có nhiều dinh dưỡng, cung cấp chủ yếu là tinh bột, ít vitamin hơn là rau khoai. Ảnh minh họa.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, rau khoai lang có lượng vitamin B2 cao hơn gấp 10 lần so với củ khoai lang, ngoài ra chúng cũng rất giàu chất xơ, vitamin B6, vitamin C, chất chống oxy hóa… Do có nhiều chất xơ nên chúng có tác dụng làm sạch hệ tiêu hóa rất tốt. Ngoài ra, chúng còn giúp thanh nhiệt, thải độc cho cơ thể, nhất là thải độc ruột và giảm mỡ máu hiệu quả.
Một điểm mạnh khác của rau khoai lang, đó là chúng chứa các flavonoid nên tốt cho người có đường huyết cao vì chất này có thể thúc đẩy sự hấp thụ glucose ở mô ngoại vi và tăng cường bài tiết insulin, giúp phòng đái tháo đường. Ngược lại, với củ khoai lang, dù cũng có những mặt tích cực nhất định, tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo không nên ăn nhiều cùng một lúc, hoặc ăn liên tục vì chúng có thể làm tăng đường huyết do chứa lượng tinh bột khá cao.
Cùng là khoai lang nhưng rau khoai lại tốt cho người tiểu đường. Ảnh minh họa.
Mặc dù được ví là “rau trường thọ” tuy nhiên, một số người cũng không nên ăn rau khoai lang:
– Người tiêu chảy, viêm dạ dày do thừa dịch vị, đường huyết thấp không nên ăn khoai lang và rau lang.
– Người bị sỏi thận không nên ăn thường xuyên mỗi ngày vì sẽ làm sỏi mau lớn hơn do rau lang có chứa các tinh thể canxi.
Khi ăn rau khoai lang cũng cần lưu ý một số điều sau:
– Không nên ăn rau khoai lang quá nhiều vì trong rau có nhiều canxi có thể gây sỏi thận. Nên ăn xen kẽ rau khoai lang với các loại rau khác, tốt nhất là ăn với các thực phẩm có chứa đạm động vật để giúp cân bằng thành phần dưỡng chất trong cơ thể.
– Khoai lang có tính hạ đường máu, có thể làm hạ đường huyết quá mức. Do đó không nên ăn khoai lang vào lúc đang quá đói.
– Nếu muốn ăn rau khoai lang để nhuận tràng thì nên ăn rau khoai lang tươi luộc chín, không nên ăn rau khoai lang sống vì sẽ gây táo bón.
Người đàn ông bị suy thận vì hay ăn loại rau “vua dưỡng chất” này, bác sĩ chỉ ra cách nấu đúng để tránh bệnh
Bác sĩ cảnh báo cách chế biến sai có thể gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe, dù ăn thực phẩm được cho là tốt.
Bấm xem >>
Chế độ ăn ảnh hưởng sức khỏe