7 lợi ích của khoai mỡ đối với sức khỏe
Khoai mỡ là một loại thực phẩm bổ dưỡng để bổ sung vào chế độ ăn uống khoa học hàng ngày. Để hiểu rõ hơn về khoai mỡ cũng như lợi ích tuyệt vời của loại khoai này đối với sức khỏe, bạn đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé.
Khoai mỡ là khoai gì
Khoai mỡ có tên khoa học là Dioscorea Alata, thường được trồng nhiều ở khu vực Châu Phi và Nam Á. Ở Việt Nam, khoai mỡ được biết đến với nhiều tên gọi như khoai ngọt, khoai vạc, củ mỡ, khoai tím,… Kích thước của loại khoai này to hơn khoai lang, lớp vỏ bên ngoài màu nâu đen xù xì và ruột có màu tím hoặc trắng. Loại khoai này ưa khí hậu khô, ẩm và được coi là một trong những loại nông sản của nước ta trong thời gian gần đây.
Khoai mỡ
Giá trị dinh dưỡng của khoai mỡ
Khoai mỡ cung cho cơ thể hàng loạt dưỡng chất có lợi, nổi bật nhất là mức năng lượng dồi dào. Cụ thể trong 100g khoai mỡ chứa 120 calo và những chất dinh dưỡng như:
Carbohydrate: 27g
Chất xơ: 4g
Canxi: 20mg
Sắt: 0,35g
Chất đạm: 1g
Chất béo: 0,1g
Natri: 0,85% lượng khuyến nghị hàng ngày
Kali: 13,4% lượng khuyến nghị hàng ngày
Vitamin C: 35% lượng khuyến nghị hàng ngày
Vitamin A: 4% lượng khuyến nghị hàng ngày.
Lợi ích của khoai mỡ đối với sức khỏe
Chứa nhiều chất dinh dưỡng
Khoai mỡ được coi là nguồn cung cấp những hợp chất thực vật tốt cho sức khỏe. Một số chất dinh dưỡng nổi bật có trong khoai mỡ như là:
Tinh bột: Khoai mỡ cung cấp tinh bột tốt cho cơ thể nên lượng calo không quá cao nên có thể sử dụng thay thế cho gạo trắng hoặc khoai tây. Những người đang thực hiện chế độ giảm cân cũng có thể ăn khoai mỡ với lượng vừa phải để bù đắp năng lượng mà không lo phá dáng.
Protein: Nguồn protein thực vật trong khoai mỡ là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho những tín đồ ăn chay hoặc những ai đang thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, thanh đạm.
Anthocyanins: Một gốc thực vật được tìm thấy trong khoai mỡ giúp giảm đường huyết, chống viêm, đồng thời phòng tránh bệnh ung thư và tiểu đường tuýp 2.
Vitamin: Khoai mỡ giàu vitamin C, vitamin A và vitamin B giúp tăng cường sức đề kháng và bảo vệ các tế bào khỏi sự lão hóa.
Khoáng chất như canxi và sắt trong khoai mỡ rất cần thiết cho hoạt động tổng hợp dinh dưỡng và sự phát triển của cơ thể.
Giàu chất chống oxy hóa
Anthocyanins và vitamin C là hai chất có khả năng chống oxy hóa tuyệt vời được tìm thấy trong loại khoai này. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng bổ sung vitamin C giúp nâng cao khả năng tự bảo vệ các tế bào của cơ thể. Còn anthocyanins đóng vai trò phòng tránh mắc phải một số bệnh nguy hiểm như tim mạch, tiểu đường, ung thư.
Giúp kiểm soát lượng đường trong máu
Hoạt chất flavonoid trong khoai mỡ có khả năng kích thích sản sinh insulin kiểm soát lượng đường huyết trong máu và giảm thiểu nguy cơ phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2. Bên cạnh đó thì khoai mỡ chứa ít đường mà vẫn cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động nên bạn có thể yên tâm sử dụng mà không lo chỉ số đường huyết tăng cao đột ngột. Nếu như bạn đang thực hiện chế độ giảm cân thì cũng có thể sử dụng khoai mỡ vào bữa phụ.
Giảm huyết áp
Huyết áp cao là tác nhân chính dẫn đến bệnh nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Các chất dinh dưỡng có tác dụng chống oxy hóa trong khoai mỡ hoạt động theo cơ chế tương tự thuốc ức chế men chuyển giúp ngăn ngừa tình trạng tăng huyết áp đột ngột. Bên cạnh gạo lứt và khoai lang thì loại khoai này chính là một thực phẩm được khuyên dùng cho những người mắc bệnh này.
Kiểm soát cholesterol trong máu, tốt cho sức khỏe tim mạch
Không chỉ giúp giảm huyết áp, lượng chất xơ dồi dào trong khoai mỡ còn có tác dụng loại bỏ cholesterol xấu ra khỏi cơ thể và chỉ giữ lại những cholesterol tốt. Đặc biệt là beta-carotene, anthocyanin và kali rất tốt cho sức khỏe hệ tim mạch, cải thiện tuần hoàn máu, ngăn các cục máu đông tích tụ và những biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng con người. Khoai mỡ tốt cho sức khỏe tim mạch
Tăng cường sức khỏe đường ruột, tiêu hóa tốt, chống táo bón
Một tác dụng phổ biến của khoai mỡ đó là tăng cường sức khỏe đường ruột nhờ vào các vi khuẩn có lợi. Những vi khuẩn này sẽ tham gia vào hoạt động tiêu hóa, thúc đẩy chuyển hóa các chất dinh dưỡng phức tạp như tinh bột và chất xơ. Thêm vào đó, chất xơ cùng kali trong khoai mỡ sẽ kích thích hoạt động co bóp của các cơ trơn dạ dày để giải cứu cơ thể khỏi tình trạng táo bón. Nhờ đó mà bạn có thể phòng tránh được một số bệnh về đường tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm ruột, ruột kích thích, bệnh trĩ,…Nhờ đó mà hoạt động chuyển hóa thức ăn của cơ thể cũng diễn ra nhanh chóng hơn, hỗ trợ tích cực cho quá trình giảm cân giữ dáng.
Cải thiện khả năng miễn dịch
Hệ miễn dịch sẽ được cải thiện đáng kể nếu như bạn thường xuyên ăn khoai mỡ. Đây là do vitamin C và các khoáng chất trong món ăn này gia tăng sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây hại ngoại môi trường mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Khoai mỡ cũng dễ dàng tiêu thụ nên người bị suy nhược cơ thể hoặc mới ốm dậy có thể sử dụng để hồi phục nhanh chóng hơn.
Cách chế biến khoai mỡ
Bánh khoai mỡ chiên
Bánh khoai mỡ chiên là món ăn vặt cực hot trên mạng xã hội thời gian gần đây. Vỏ bánh được chiên giòn rụm kết hợp cùng phần nhân bánh khoai dẻo bên trong khiến bất cứ ai cũng say mê. Nguyên liệu:
1kg khoai mỡ
250g bột nếp
250g bột năng
250g sữa tươi
Đường mía hoặc đường ăn kiêng tùy chế độ ăn.
Cách làm:
Khoai gọt vỏ, rửa sạch sau đó cho vào nồi hấp chín mềm.
Sau khi khoai chín lấy ra nghiền nát rồi nhào chung với bột năng. bột nếp, sữa tươi và đường.
Để bột nghỉ 15 phút sau đó chia bột thành những viên nhỏ vừa ăn và tạo hình cho bánh.
Đổ dầu ăn vào chảo, khi dầu sôi thì cho bánh vào chiến đến khi vỏ ngoài chuyển màu vàng,
Vớt bánh khoai ra, sử dụng giấy thấm dầu để hút bớt chất béo và thưởng thức ngay khi bánh còn nóng hổi nhé.
Canh khoai mỡ nấu thịt
Kết hợp cùng thịt sẽ càng tăng thêm hương vị ngọt bùi của loại khoai này và rất phù hợp để bồi bổ cơ thể cho những người thiếu hụt chất dinh dưỡng hoặc mới ốm dậy. Nguyên liệu:
250g khoai
100g thịt heo hoặc thịt bò xay tùy thích
Rau thơm
Gia vị
Cách làm:
Khoai gọt vỏ, rửa sạch rồi thái hạt lựu hoặc thái thành sợi nhỏ.
Xào chín thịt băm cùng hạt nêm và hạt tiêu xay sau đó thêm 600ml nước tinh khiết vào đun với lửa vừa.
Nước sôi thì cho khoai vào đun trong vòng 10 phút, hớt hết bọt khí ra ngoài sau đó thêm rau thơm trước khi tắt bếp.
Lưu ý khi ăn khoai mỡ
Khoai mỡ giàu giá trị dinh dưỡng nhưng không phải là món ăn dành cho tất cả mọi người. Một số đối tượng dưới đây có thể gặp tình trạng đau đầu và buồn nôn nếu ăn quá nhiều:
Những người đang điều trị bệnh thận như suy thận, sỏi thận tuyệt đối không nên ăn vì loại khoai này chứa nhiều khoáng chất và protein có thể khiến bệnh tình trầm trọng hơn.
Phụ nữ đang có thai hoặc cho con bú sử dụng nhiều có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi do hợp chất beta-carotene
Người có đang mắc bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư vú, u xơ tử cung cần tránh sử dụng vì nạp quá nhiều vitamin A có thể gây rối loạn tiêu hóa hoặc ngộ độc.
Người bị thiếu protein S tránh sử dụng loại khoai này vì có thể dẫn đến tắc nghẽn mạch máu.
Như vậy, khoai mỡ là một thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe và dễ dàng chế biến thành những món ăn thơm ngon. Tuy nhiên bất cứ loại thực phẩm nào cũng chỉ tốt khi bạn biết sử dụng đúng cách và tránh lạm dụng. Để đảm bảo sức chế bền vững, cần kết hợp khoai mỡ với nhiều nhóm chất khác như đạm, chất béo, vitamin, chất xơ và thay đổi thực đơn linh hoạt tránh cảm giác nhàm chán.
Khoai mỡ có tên khoa học là Dioscorea Alata, thường được trồng nhiều ở khu vực Châu Phi và Nam Á. Ở Việt Nam, khoai mỡ được biết đến với nhiều tên gọi như khoai ngọt, khoai vạc, củ mỡ, khoai tím,…
Kích thước của loại khoai này to hơn khoai lang, lớp vỏ bên ngoài màu nâu đen xù xì và ruột có màu tím hoặc trắng. Loại khoai này ưa khí hậu khô, ẩm và được coi là một trong những loại nông sản của nước ta trong thời gian gần đây.
Khoai mỡ được coi là nguồn cung cấp những hợp chất thực vật tốt cho sức khỏe. Một số chất dinh dưỡng nổi bật có trong khoai mỡ như giàu chất chống oxy hóa, tốt cho hệ tiêu hóa, giúp kiểm soát lượng đường trong máu, …