Cây chè dây quá nhiều lợi ích
Cây chè dây là một loại cây mọc khá phổ biến, công dụng được biết đến là thảo dược chữa bệnh dạ dày, chống viêm, giảm đau nhức… Để dùng chè dây an toàn, cùng tìm hiểu rõ hơn về tác dụng của cây chè dây? Cây chè dây chữa bệnh gì?… ngay sau đây.
1. Cây chè dây là gì?
Tên khoa học: Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn.) Planch.
Thuộc họ: Nho (Vintaceae)
Tên gọi khác: trà dây, bạch liễm, thau rả…
Cây chè dây thuộc cây dây leo. Thân và cành có hình trụ cứng cáp, dây leo từ 2-3m, leo cao khoảng 1m, bám vào thân của cây khác. Cây chè dây thường mọc tự nhiên trong rừng, cành hình trụ mảnh, tua cuốn mọc đối diện với lá, phân thành 2-3 nhánh.
Lá cây chè dây lá 2 lần kép dài từ 7-10cm, lá có hình răng cưa gần giống với lá kinh giới, có viền màu tím. Mặt lá nhẵn, mặt dưới lá của cây chè dây có màu xanh nhạt, mặt trên xanh đậm hơn. Lá cây chè dây non thì thiên về đỏ, càng già thì lá càng có màu xanh thẫm.
Hoa cây chè dây gần giống nụ hoa tam thất, mọc từng chùm, nhưng hoa của cây chè dây có màu trắng. Mùa hoa chè dây từ tháng 6-7 hằng nằm.
Quả cây chè dây có màu đỏ, kích thước nhỏ, mùa quả rơi vào tầm tháng 9 hằng năm.
Cây chè dây dùng phần dây lá để làm thuốc, ngoài ra, cũng có một số bài thuốc có dùng rễ cây chè dây. Thời gian thu hái cây chè dây từ tháng 4-10 hằng năm khi chè dây chưa ra hoa. Phần dây lá của cây chè dây sẽ được cắt, mang về chặt nhỏ, rửa sạch, phơi sấy và bảo quản để làm dược liệu.
Cây chè dây mọc nhiều ở các quốc gia nhiệt đới ẩm như Trung Quốc, Ấn Độ, Lào… Ở Việt Nam, cây chè dây mọc nhiều ở vùng đồi núi thuộc các tỉnh như Lào Cai, Lạng Sơn, Hoà Bình, Quảng Ninh, Nghệ An, Lâm Đồng…
2. Thành phần hóa học cây chè dây
Cây chè dây là một loại thảo dược quý. Trong cây chè dây có các thành phần hoá học như:
Flavonoid;
Các thành phần có trong cây chè dây này có ý nghĩa trong việc bào chế dược liệu.
3. Tác dụng của cây chè dây
Cây chè dây có tác dụng gì? Theo đó, cây chè dây có nhiều công dụng khác nhau trong cả y học hiện đại, y học cổ truyền.
3.1. Cây chè dây trong y học hiện đại
Trong y học hiện đại cũng chỉ ra nhiều công dụng tuyệt vời từ cây chè dây, điển hình như:
Chống loét dạ dày;
Kháng viêm;
Giảm đau;
Kháng khuẩn, đặc biệt là các vi khuẩn như Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus, E.coli…;
Chống oxy hoá,…;
Tác dụng của cây chè dây khá đa dạng, vừa để chữa bệnh, vừa có thể phòng bệnh.
3.2. Cây chè dây trong y học cổ truyền
Trong y học cổ truyền, cây chè dây là dược liệu quý. Cây chè dây có vị ngọt, nhạt, tính mát. Tác dụng của cây chè dây với y học cổ truyền là thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, giảm viêm. Cây chè dây thường được dùng để chữa các bệnh như:
Trong y học cổ truyền, cây chè dây là dược liệu quý. Cây chè dây có vị ngọt, nhạt, tính mát. Tác dụng của cây chè dây với y học cổ truyền là thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, giảm viêm. Cây chè dây thường được dùng để chữa các bệnh như:
Viêm kết mạc cấp;
Đau dạ dày;
Viêm gan;
Cảm mạo;
Viêm họng;
Mụn nhọt.
Cây chè dây là dược liệu được sử dụng khá phổ biến trong dân gian với nhiều công dụng khác nhau.
4. Bài thuốc hay từ cây chè dây
Cây chè dây được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh khác nhau. Có thể dùng đơn dược hoặc kết hợp với các dược liệu khác. Một số bài thuốc hay chữa bệnh từ cây chè dây như:
4.1. Cây chè dây chữa đau dạ dày
Tác dụng của cây chè dây là giải độc, chống viêm, giảm đau… Do đó, nhiều người sử dụng cây chè dây chữa đau dạ dày khá hiệu quả. Cây chè dây còn được biết đến là loại dược liệu có khả năng hỗ trợ chữa trị viêm dạ dày do vi khuẩn HP.
Ngoài ra, cây chè dây còn được sử dụng để kháng viêm, phục hồi niêm mạc dạ dày sau viêm, trung hoà axit trong dịch vị dạ dày, giúp bạn giảm các triệu chứng khó chịu do đau dạ dày gây ra như:
Ợ chua;
Ợ hơi;
Đau bụng…;
Với những tác dụng của cây chè dây thì nhiều người khi nhắc tới dược liệu này nghĩ ngay đến công dụng chữa đau dạ dày. Cách dùng cây chè dây để chữa đau dạ dày được nhiều người sử dụng với cách đem đun nước uống như uống trà.
4.2. Cây chè dây chữa tê thấp đau nhức
Cây chè dây dùng để chữa tê thấp đau nhức xương khớp. Bạn có thể lấy lá của cây chè dây tươi giã nát rồi hơ nóng, gói vào trong một miếng vải rồi đắp vào chỗ đang bị đau nhức.
Lá tươi giã nát, hơ nóng, gói vào vải sạch, đắp vào chỗ đau nhức.
4.3. Cây chè dây phòng bệnh sốt rét
Cây chè dây phòng bệnh sốt rét bằng việc kết hợp với các dược liệu như:
Lá hồng bì;
Rễ cỏ xước;
Lá đại bi;
Lá tía tô;
Lá vối;
Rễ xoan rừng;
Các dược liệu này đem sắc lấy nước uống 3 ngày/ thang để phòng bệnh sốt rét.
5. Một số lưu ý khi dùng cây chè dây chữa bệnh
Để sử dụng cây chè dây an toàn, hiệu quả bạn cần chú ý một số thông tin như:
5.1. Cách sử dụng cây chè dây
Tác dụng của cây chè dây khá đa dạng, trong đó thông dụng nhất là để chữa bệnh dạ dày. Nói về cách dùng cây chè dây, dược liệu này bạn có thể dùng với lượng từ 10-50gr/ ngày.
Cây chè dây có thể dùng dạng tươi hay khô đều được, bạn sử dụng như đun trà vối, trà xanh… để uống hằng ngày.
5.2. Ai có thể dùng cây chè dây?
Cây chè dây có tác dụng gì? Với công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, kháng khuẩn,.. chè dây có thẻ sử dụng cho các đối tượng như:
Viêm dạ dày với triệu chứng ợ hơi, ợ chua…;
Trào ngược dạ dày;
Nhiễm khuẩn HP.
Tuy nhiên, khi dùng cây chè dây chữa bệnh bạn cũng nên tham khảo ý kiến thầy thuốc.
5.3. Lưu ý khi dùng cây chè dây chữa bệnh
Để đảm bảo an toàn, khi dùng cây chè dây chữa bệnh bạn cần chú ý:
Không dùng quá 70gr cây chè dây/ ngày;
Không uống nước cây chè dây để qua đêm;
Không uống nước cây chè dây khi đói;
Tìm mua cây chè dây đúng loại, chất lượng để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng…;
Trên đây là một số thông tin về tác dụng của cây chè dây, cây chè dây có công dụng chữa bệnh gì?… Những thông tin này hy vọng giúp bạn có những kinh nghiệm sử dụng an toàn. Nếu dùng cây chè dây chữa bệnh, hãy tham khảo thông tin từ thầy thuốc để được tư vấn.