Luộc khoai lang đừng cho ngay vào nồi, thêm 2 bước này khoai mềm ngọt ngon như cho đường
Với cách hấp này đảm bảo khoai vô cùng ngon ngọt, hấp dẫn.
Khoai lang là một trong những loại củ lương thực rất giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khoẻ. Khoai lang rất giàu vitamin và chất khoáng, chất oxy hóa và chất xơ cực tốt cho cơ thể. Nó có thể giúp giảm nguy cơ ung thư, cải thiện độ nhạy insulin ở bệnh tiểu đường, duy trì huyết áp, bảo vệ mắt, cải thiện tiêu hóa, giảm viêm, hỗ trợ giảm cân…
Khoai lang có thể nướng, luộc, hấp, chiên rán, làm bánh… trong đó phương pháp hấp sẽ giữ được nhiều dinh dưỡng của củ khoai. Tuy nhiên, đầu bếp cho rằng hấp khoai lang đừng dại cho vào nồi ngay, nhớ làm thêm 2 bước nữa khoai sẽ mềm ngon ngọt như cho thêm đường. Vậy đó là 2 bước nào, các bạn hãy cùng tham khảo cách làm dưới đầy:
Chuẩn bị:
– Khoai lang, chọn củ có cỡ vừa và đều nhau để hấp nhanh chín và chín đều.
Cách làm:
Sau khi rửa sạch khoai lang, chúng ta cắt một miếng nhỏ ở hai đầu nhưng không gọt vỏ khoai lang.
Sau khi sơ chế khoai lang xong, các bạn chuẩn bị để hấp. Thông thường đến bước này, phần lớn mọi người sẽ cho khoai vào xửng, đặt vào nồi nước lạnh, đun sôi lên và hấp. Tuy nhiên cách làm này theo các đầu bếp là không chuẩn.
Cách làm đúng phải là, đổ nước vào nồi hấp, sau đó vặn lửa lớn và đun sôi. Khi nước sôi lúc này mới xếp khoai lang vào nồi để hấp. Đây chính là bước đầu tiên bạn cần thực hiện khi hấp khoai.
Lúc này, đậy vung lại, giữa lửa lớn và bắt đầu hấp nhưng đừng để lửa lớn liên tục, nếu không món hấp sẽ không đủ ngọt và vị ngọt sẽ không được phát huy hết.
Trước tiên, nên đun sôi nước ở nhiệt độ cao trong khoảng 5 phút, sau đó có thể chuyển sang lửa nhỏ. Sau khi vặn lửa nhỏ, tiếp tục hấp thêm 25-30 phút nữa, nếu không chắc chắn là khoai chín chưa, bạn có thể dùng đũa chọc khoai lang vào, thấy có thể dễ dàng xuyên qua được thì chứng tỏ là khoai đã chín.
Tắt bếp, lấy khoai ra để chuẩn bị thưởng thức.
Như vậy, khi hấp khoai các bạn cần chú ý:
– Khi hấp khoai lang có 2 bước cần làm, bước đầu tiên là không nên hấp trực tiếp khoai lang trong nồi mà phải đợi nước sôi mới cho khoai lang vào nồi.
– Ở bước thứ hai, không hấp ở nhiệt độ cao hay thấp liên tục mà ban đầu hấp ở nhiệt độ cao 5 phút, sau đó chuyển sang lửa nhỏ, bằng cách này sau khi hấp khoai sẽ có độ ngọt cao hơn.
Chúc các bạn thành công!
xem thêm;
Mọi th:ực ph:ẩm đều thích t:ư:ơ:i s:ố:ng vậy tại sao mộc nhĩ t:ư:ơi lại không dùng được? 99% chưa biết đến điều này
Khi nói về thực phẩm hầu hết chúng ta nói mua thực phẩm tươi sống ăn tốt hơn đồ đông lạnh, đồ đã khô. Nhưng riêng mộc nhĩ tại sao không bao giờ được ăn khi chúng còn tươi?
Mộc nhĩ hay còn gọi nấm mèo là thứ thực phẩm phổ biến nhất là dịp cuối năm dùng làm cỗ, giỗ, tiệc. Trong nhiều món truyền thống như nem, canh măng miến, mọc… không thể thiếu vai trò của mộc nhĩ. Nhưng tại sao lại không được ăn mộc nhĩ tươi vừa hái xuống?
Mộc nhĩ tươi vốn dĩ có một loại chất độc tự nhiên là morpholine. Chất này có nhiều trong mộc nhĩ tươi còn trên cây hoặc vừa hái. Chất này có đặc tính là nhạy sáng nên nếu ăn mộc nhĩ tươi còn nhiều thành phần này thì bạn sẽ bị ngứa. Vì chất này nhạy sáng nên khi phơi ra ngoài ánh nắng thì chúng sẽ bị phân hủy và giảm dần.
Đó chính là lý do mà chúng ta cần phơi khô thật khô rồi mới ăn mộc nhĩ chứ không ăn mộc nhĩ tươi.
Chất độc này có nguy hiểm không?
Nếu ăn hàm lượng lớn morpholine có thể dẫn tới ngứa ngáy, buồn nôn, dị ứng và một số trường hợp nặng có thể gây phản ứng ngộ độc nghiêm trọng. Tuy nhiên chúng không có tính sát thương nghiêm trọng như chất độc trong củ sắn hoặc trong măng tươi. Những nếu không cẩn thận ăn nhiều vẫn rất nguy hiểm làm hoại tử da, ngứa ngáy và tốn kém điều trị.
Bởi thế bạn tuyệt nhiên không ăn nấm mèo mộc nhĩ khi chưa phơi khô. Nếu nhà bạn có mộc nhĩ mọc ra từ cây hãy phơi khô chúng ở nắng to.
Khi mua mộc nhĩ về chế biến, phải ngâm nước thường để chúng nở và thôi ra chất morpholine còn bám lại sau khi phơi khô. Không nên ngâm mộc nhĩ nấm mèo trong nước sôi để làm nở nhanh. Ngâm nước nguội sẽ giúp mộc nhĩ nở từ từ và thôi chất độc còn morpholine còn xót lại tốt hơn.
Mộc nhĩ là một thực phẩm phổ biến và cũng có nhiều công dụng sức khỏe như một loại aspirin tự nhiên chống đông máu. Thế nên những người đang dùng thuốc chống đông máu thì nên chú ý ăn lượng vừa phải tránh tăng cường loãng máu gây nguy hiểm, hoặc những người đang bị tình trạng loãng máu thì nên chú ý ăn loại thực phẩm này.
Mộc nhĩ cũng được xem là có công dụng giúp tăng khả năng miễn dịch nhờ thành phần polysacarit. Hơn nữa ăn mộc nhĩ có thể giảm táo bón và ngăn ngừa bệnh tim mạch rất tốt. Trong mộc nhĩ cây càng đen càng giàu vitamin K, canxi và đinh dưỡng giúp giảm tụ máu ngăn ngừa cục máu đông. Thành phần chất keo trong mộc nhĩ giúp tống tạp chất trong tiêu hóa ra ngoài nên làm sạch đường tiêu hóa. Do đó bạn có thể lưu ý chọn cây mộc nhĩ đen để tăng cường hàm lượng dinh dưỡng.
Cách chọn mộc nhĩ ngon
Khi đưa mộc nhĩ lên ngửi bạn sẽ thấy mộc nhĩ ngon sẽ không có mùi ẩm mốc. Đặc biệt không mua mộc nhĩ có mùi lạ.
Những loại mộc nhĩ có màu lạ hnuw đỏ, đốm đen thì không nên mua. Trên thực tế chỉ có loại màu đen và màu sáng (gọi là trắng nhưng không phải trắng tinh mà là màu sáng hơn mộc nhĩ đen).
Chọn mộc nhĩ nên nhặt loại cánh dày, to, ăn sẽ giòn hơn loại mỏng. TRánh nhặt mộc nhĩ xù xì xấu xí vì chúng dễ bị mềm nhũn.
Mộc nhĩ khi bóp vào thả ra mà có tính đàn hồi tốt thì chứng tỏ là mộc nhĩ tốt.
Mộc nhĩ phải khô ráo khi sờ vào cảm giác sạn.