Cúc áo hoa vàng (Cây cúc áo)

Tìm hiểu chung

Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Cúc áo hoa vàng
Tên khác: Hoa cúc áo; Ngổ áo; cây Nút áo; Nụ áo vàng; Cúc áo hoa vàng; Cỏ thẻ; Cúc lác; Cỏ nhỏ; Hàn phát khát
Tên khoa học: Spilanthes acmella L. Murr
Họ: Cúc (Asteraceae)

Đặc điểm tự nhiên
Cây nhỏ, cao khoảng 30 cm, mọc đứng, có khi mọc bò lan trên mặt đất, phân cành nhiều. Lá mọc đối, phiến xoan tam giác, dài 2 – 4 cm, rộng 1 – 2,5 cm, mép khía răng. Cụm hoa hình đầu mọc ở đầu một cán dài đến 12 cm ở ngọn thân hay ở nách lá; lá bắc hình bầu dục nhọn đầu; tràng hoa màu vàng; các hoa cái có lưỡi với 3 răng tròn, các hoa ở giữa hình ống. Quả bế dẹp màu nâu nhạt, có 2 răng gai ở ngọn.
Cây ưa ẩm và hơi chịu bóng, thường mọc lẫn trong bãi cỏ, nơi ẩm ướt, vườn hoang hoặc bãi sông. Hàng năm, cây con mọc từ hạt vào cuối mùa xuân, có hoa quả vào cuối mùa hè, tàn lụi khoảng cuối thu hoặc đầu đông. Hạt nhỏ, phát tán gần nên thường thấy nhiều cá thể mọc gần nhau trong tự nhiên.
Mùa hoa tháng 1 – 5 trở đi.

Cây cúc áo hoa vàng có mùa hoa từ tháng 1 đến tháng 5 trở đi

Phân bố, thu hái, chế biến
Loài liên nhiệt đới, mọc hoang ven đường, bãi sông nơi đất ẩm ven rừng, ven suối từ đồng bằng tới độ cao 1500 m. Có thể trồng bằng hạt hoặc cây con vào mùa xuân.
Khi dùng làm thuốc, ta thu hái toàn cây, dùng tươi hay đem phơi khô để dùng. Nên thu hái hoa vào lúc còn có màu vàng xanh.

Bộ phận sử dụngToàn cây thu hái quanh năm. Hoa hái lúc còn màu vàng lục. Rễ thu hái vào mùa thu, phơi khô.

Thành phần hoá học

Hoa chứa spilanthol, eudesmanolid (Nagashima Mayumi và cộng sự).
Cụm hoa chứa tinh dầu gồm 20 thành phần với các thành phần chính là limonen 23,6%, β – caryophyllene 20,9%, (Z) – β – ocimen 14%, germacren D 10,8%, myrcene 9,5%.

Công dụng

Theo y học cổ truyền
Cúc áo hoa vàng có vị cay đắng, làm tê lưỡi, tính hơi ấm, có ít độc; có tác dụng giải độc, tán kết, tiêu thũng, giảm đau, tiêu đờm, sát trùng.
Lá có thể dùng làm rau ăn. Cây và hoa thường được dùng trị cảm sốt, đau đầu, đau cuống họng, sốt rét cơn; viêm phế quản, ho gà, ho lao, hen suyễn; đau nhức răng, sâu răng; phong thấp nhức xương, tê bại.
Dùng ngoài trị nhọt độc, lở ngứa, rắn độc cắn, vết thương, tụ máu sưng tấy, đau mắt.
Ở Malaysia, lá nấu lên dùng chữa mày đay.
Ở Philippines, cúc áo hoa vàng được dùng đường uống để thông tiểu tiện và được cho là có khả năng làm tiêu sỏi thận. Có nơi dùng ăn như rau và được cho là có tác dụng chữa bệnh scorbut.
Ở Ấn Độ, người ta dùng hạt chế cồn thuốc trị đau răng, cồn này có tác dụng mạnh đối với ấu trùng muỗi. Hạt nhai làm tiết nước bọt. Toàn cây giã ra dùng để duốc cá.
Bài thuốc y học cổ truyền Ayurveda của Ấn Độ với tên gọi Dia Dev có tính hạ đường huyết gồm cúc áo hoa vàng, dây thần thông, vân mộc hương, Sesbania sesban và một số chất khoáng.

Cúc áo hoa vàng có vị cay đắng

Theo y học hiện đại
In vivo, toàn bộ cây cúc áo hoa vàng có tác dụng trên huyết áp.
Hoạt chất spilanthol chiết xuất từ hoa có tác dụng gây tê tại chỗ, diệt sâu bọ mạnh, diệt ruồi nhà, bọ gậy, muỗi Anopheles, muỗi Culex pipiens.

Liều dùng & cách dùng

Ngày dùng 4 – 12 g toàn cây hoặc 4 – 8 g rễ sắc uống. Dùng ngoài lấy cây tươi giã đắp không kể liều lượng.

Bài thuốc kinh nghiệm

Cảm sốt, đau đầu, ho:
Cúc áo hoa vàng tươi 4 – 12 g, sắc uống, thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Đau răng, viêm họng:
Hoa Cúc áo tán nhỏ ngâm rượu ngậm hoặc ngậm tươi nuốt nước.

Ai bị sâu răng thì dùng hoa của cây này nhé . Mang độ 20 chục bông thế này . Dằm nát ra rồi ngâm vào nửa chén rượu loại mạnh mạnh . Ngâm độ 30p phút . Rồi lấy tăm bông nhúng vào rồi chấm vào răng sâu , chấm 3-4 lần là khỏi tiệt nhé . Cây này mọc ở bờ ruộng bờ mương hoặc ven đường nhé . Đỡ mất tiền
Sốt rét cơn:
Cúc áo 20 g sắc uống trước khi lên cơn.
Tê thấp:
Rễ Cúc áo, rễ Xuyên tiêu, rễ Kim cang, rễ Chanh, quả Màng tang, liều lượng bằng nhau, đều 4 – 8 g, sắc uống.
Chữa nhọt độc, ghẻ lở, rắn cắn, vết thương tụ máu, đau mắt:
4 – 12 g toàn cây Cúc áo hoặc 4 – 8 g rễ cây sắc thành thuốc, dùng uống. Kết hợp với việc sử dụng cây Cúc áo tươi, rửa sạch, giã nát dùng đắp bên ngoài da để tăng hiệu quả điều trị.
Chữa mề đay mẩn ngứa:
Sử dụng một lượng cây Cúc áo vừa phải, rửa sạch, nấu thành nước tắm.
Chữa dị ứng thời tiết gây mẩn ngứa:
Cây Cúc áo hoa vàng 200 g, rửa sạch đun cùng 4 – 5 lit nước, để đến khi nguội bớt thì dùng tắm. Dùng bã xát kỹ lên các vết mẩn ngứa.
Vết thương tụ máu gây đau nhức, chấn thương phần mềm:
Cây Cúc áo, lá cây Đại, mỗi vị 15 g, giã nát, đắp vào vết thương, băng kín lại, mỗi ngày thực hiện 1 – 3 lần.
Chữa hóc xương gà, xương cá:
Hái 50 g hoa hoặc lá cây cúc áo, 50 g lá mảnh cộng, 50 g lá dưa chuột ma, khoảng 20 ml dấm thanh. Rửa sạch dược liệu tươi, giã nát, thêm dấm thanh, trộn đều, đợi 20 phút, vắt lấy nước. Cho bệnh nhân uống 1 ít nhưng chủ yếu là ngậm. Ngậm 1 liều/ngày, nếu nặng có thể ngậm 3 liều/ngày.
Chữa tê thấp, đau nhức xương, chân tay tê mỏi:
Hái 200 g rễ hoặc cành lá cúc áo hoa vàng, 200 g rễ độc lực, 150 g rễ bưởi bung, 150 g rễ vú bò, 100 g rễ thiên niên kiện. Phơi khô các dược liệu trên, thái nhỏ, nấu với 2 lần nước, cô thành 500 ml cao. Riêng rễ thiên niên kiện thái phiến mỏng ngâm với 500 ml rượu 35 – 40° trong 10 – 15 ngày. Lọc, trộn chung với dung dịch cao và rượu. Mỗi ngày uống 2 lần, 1 chén/lần, có thể cho thêm đường.
Chữa sưng họng:
Giã nhỏ lá cúc áo hoa vàng với ít muối, bọc vào mảnh vải rồi ngậm.
Trục thai chết trong bụng ra:
Rễ gấc, hồng hoa, gỗ vang, cúc áo hoa vàng, vỏ vông đồng, lá đào, cỏ xước, sắc lấy nước uống.

Cúc áo hoa vàng dùng trong bài thuốc chữa sưng họng

Lưu ý

Khi sử dụng cần phân biệt với cây Cúc áo (Bidens pilosa L – hoa Xuyến chi) và trao đổi với thầy thuốc trước khi sử dụng.
Post Views: 450

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *