1. Công dụng của hạt ý dĩ với sức khỏe
Theo Đông y: Ý dĩ có vị ngọt nhạt (cam, đạm), tính mát (lương); vào 3 kinh Tỳ, Phế và Thận; có tác dụng kiện tỳ (xúc tiến chức năng tiêu hóa), bổ phế (bổ tạng phế), thanh nhiệt, lợi thấp; dùng trị thủy thũng, cước khí, tỳ hư tiết tả, thấp tý, gân mạch co quắp, co duỗi khó khăn, phế nuy (teo phế nang), phế ung (áp-xe phổi), tràng ung (áp-xe đường ruột), lâm trọc (tiểu tiện đục, nước tiểu nhỏ giọt), bạch đới (phụ nữ khí hư ra nhiều), …
– Để chữa trị “tỳ hư tiết tả” (tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa) thường sử dụng hạt ý dĩ sao, phối hợp với bạch truật, phục linh, sơn dược, bạch biển đậu và khiếm thực, để tăng cường tác dụng “kiện tỳ trừ thấp”.
– Để chữa trị thủy thũng, tiểu tiện khó khăn, thường dùng ý dĩ sống, phối hợp với xa tiền tử, trư linh, phục linh, trạch tả, để tăng thêm tác dụng “lợi thủy trừ thấp”.
– Để chữa trị thấp cước khí, cẳng chân sưng thũng đau nhức, thường phối hợp thêm với mộc qua, ngưu tất và tân lang.
Ý dĩ ngoài làm thực phẩm còn được dùng như một vị thuốc Đông y
2. Bài thuốc chữa bệnh với hạt ý dĩ
– Thuốc bổ dưỡng, chữa lao lực: Hạt ý dĩ 5g, mạch môn đông 3g, tang bạch bì (vỏ trắng rễ cây dâu tằm) 3g, bách bộ 3g, thiên môn đông 3g; nước 600ml sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.
– Thuốc bổ tỳ, chữa tiêu chảy: Hạt ý dĩ 30g, hạt mã đề 16g, sắc nước uống trong ngày.
– Chữa bệnh phổi, nôn ra máu: Hạt ý dĩ 40g, nước 400ml (2 bát) sắc còn 1 bát (200ml); thêm ít rượu vào uống làm 2 lần trong ngày; uống liền 10 ngày.
– Hỗ trợ điều trị chứng phế ung, hoại thư phổi : Hạt ý dĩ 60g, lô căn (rễ cây lau) 30g, đông qua nhân (hạt bí đao) 20g, đào nhân (nhân hạt đào) 7g; sắc nước uống trong ngày.
– Chữa tiểu tiện ra sỏi: Hạt ý dĩ 20g, nước 600ml, sắc còn 200ml; uống liên tục đến khi thấy tiểu tiện bình thường là được.
Cây ý dĩ tươi sắc uống chữa viêm bàng quang, viêm niệu đạo, sỏi tiết niệu…
– Chữa tê thấp: Hạt ý dĩ 40g, phổ thục linh 20g; nước 600ml sắc còn 200ml; chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống liền 10 ngày.
– Trị phong thấp, đau nhức xương khớp: Hạt ý dĩ 16g, ma hoàng 9g, hạnh nhân 9g, cam thảo 8g; sắc nước uống trong ngày.
– Chữa viêm bàng quang, viêm niệu đạo, sỏi tiết niệu – đái rắt, niệu đạo đau buốt, nóng rát: Toàn bộ cây ý dĩ tươi (thân, lá và rễ) 250g; sắc với nước, chia thành 2 phần uống trong ngày.
– Chữa khí hư (đới hạ): Rễ cây ý dĩ 30g, hồng táo (táo tầu) 12g; sắc với nước, chia thành 2 phần uống trong ngày.
– Chữa kinh nguyệt không thông: Rễ cây ý dĩ 30g tươi (hoặc 12g khô); sắc nước uống trong ngày; trước mỗi chu kỳ uống 3-5 thang.
7 loại hạt giúp giữ ấm cơ thể trong mùa đông
3. Lưu ý khi sử dụng ý dĩ
Hạt ý dĩ là một loại ngũ cốc nguyên hạt rất có lợi cho sức khỏe. Tuy vậy không nên sử dụng hạt ý dĩ bừa bãi và sử dụng liều cao có thể gây độc cho cơ thể. Cụ thể:
– Không an toàn với phụ nữ mang thai.
– Người mắc bệnh thận không dùng ý dĩ.
– Hạt ý dĩ không phù hợp với người bị táo bón.
– Hạt ý dĩ có thể làm giảm đường huyết nên không dùng cho người chuẩn bị phẫu thuật và sau phẫu thuật, người sử dụng thuốc huyết áp.
– Người sử dụng thuốc canxi, sắt, kẽm… có thể làm giảm tác dụng hấp thu của thuốc vào cơ thể nguy hiểm cho người bệnh.