12 lợi ích bất ngờ khi ăn chuối tiêu mỗi ngày
Chuối tiêu là một loại đã quá quen thuộc hơn với người dân Việt Nam. Vậy giá trị dinh dưỡng của chuối tiêu là gì? Ăn chuối tiêu thế có thực sự tốt cho sức khỏe hay không? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu câu trả lời ngay thôi nào.
Chuối tiêu thường có hình cong lưỡi liềm, lúc chưa chín thì sẽ có màu xanh đậm, khi đã chín thì vỏ chuối sẽ dần ngả vàng
Chuối tiêu là chuối gì? Đặc điểm và giá trị dinh dưỡng của chuối tiêu
Từ xưa đến nay, chuối tiêu là một loại trái cây phổ biến tại Việt Nam với các tên gọi khác nhau như chuối già, chuối ba tư, chuối bản tiêu… có hương vị thơm ngon, ngọt khi chín. Hình dáng của chuối tiêu thường có hình cong lưỡi liềm, lúc chưa chín thì sẽ có màu xanh đậm, khi đã chín thì vỏ chuối sẽ dần ngả vàng, có tính hàn, không độc.
Nói đến giá trị dinh dưỡng, trong 100g chuối tiêu chín sẽ chứa:
74g nước
0,4g axit hữu cơ
22,4g glucid
1,5g protid
0,8g xenluluza
100g chuối tiêu chín thu được 100 calo – hơn xa so với các loại quả ngọt khác về khả năng cung cấp năng lượng (100g cam cho 43 calo, nhãn cho 49 calo, đu đủ chín cho 36 calo, vú sữa cho 43 calo…).
Hàm lượng glucid trong chuối chín là khá lớn, dưới dạng glucoza (20%), saccharoza (65%) và fructoza (1,5%) là các loại đường tự nhiên từ quả chín, giúp cơ thể hấp thụ nhanh, dễ tiêu hóa để bổ sung thêm năng lượng.
Tác dụng của chuối tiêu là gì?
Nhờ có hàm lượng dinh dưỡng cao, nên công dụng của chuối tiêu mang lại cho sức khỏe cụ thể như sau:
Chuối tiêu tốt cho hệ thần kinh
Với hàm lượng kali cao khoảng 400 mg kali của một quả cỡ vừa, đây là chất thiết yếu cho hoạt động thần kinh, để duy trì cân bằng chất lỏng trong cơ thể.
Ngoài ra, chuối tiêu còn chứa axit amin tryptophan, nên sau khi ăn chúng sẽ được chuyển thành serotonin để làm giảm căng thẳng, xoa dịu tinh thần.
Trong chuối tiêu chứa nhiều kali tốt cho hệ thần kinh
Thúc đẩy hệ tiêu hóa và giúp nhuận tràng
Nguồn chất xơ trong chuối tiêu là rất cao, chúng sẽ giúp làm mềm phân, nhuận tràng vô cùng hiệu quả. Trên hết, đây là loại quả còn chứa tinh bột khoáng, chất xơ prebiotic rất thích hợp để hỗ trợ điều trị các bệnh về đường ruột, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa. Đồng thời, nó còn giúp trung hòa axit dư thừa trong dạ dày nhằm bảo vệ bao tử.
Bài viêt liên quan 5 cây cảnh nở hoa là “điềm báo” phúc lộc, may mắn tìm về gia chủ chuẩn bị phát tài
Hạ huyết áp
Là loại quả chứa nhiều kali, giàu magie nên có thể giúp cân điều hòa huyết áp. Người bệnh cao huyết áp hãy ăn từ 3 -5 quả chuối mỗi ngày để đảm bảo huyết áp luôn ở mức ổn định và giữ cho tim mạch khỏe mạnh.
Xem thêm: Huyết áp cao là bao nhiêu?
Chuối tiêu giúp cải thiện đường huyết
Loại trái cây này rất hiệu quả với người bị tiểu đường, lupenone trong chuối tiêu có thể điều hòa lượng đường trong cơ thể. Đồng thời, chất tinh bột cũng có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu.
Hỗ trợ xương chắc khỏe
Hàm lượng canxi trong chuối tiêu tuy khá ít nhưng lại chứa fructooligosaccharides, có tác dụng làm tăng khả năng hấp thụ canxi tốt hơn. Nhờ đó, việc bổ sung lượng canxi thiết yếu sẽ giúp cho hệ xương càng thêm được chắc khỏe.
Sản xuất collagen
Một quả chuối có thể cung cấp 15% lượng vitamin C thiết yếu mỗi ngày. Theo đó, Vitamin C có tác dụng hỗ trợ sản xuất collagen liên kết các cơ, xương và các mô trong cơ thể. Hơn nữa, vitamin C còn hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch, chống chọi lại bệnh tật và bảo vệ mạch máu.
Chuối tiêu giúp ngủ ngon hơn
Nếu như các bạn bị khó ngủ vào ban đêm, nên ăn một trái chuối nhằm cải thiện tình trạng này. Bởi vì trong chuối tiêu có chứa axit amin tryptophan hỗ trợ sản sinh serotonin và melatonin giúp tạo cảm giác buồn ngủ, dễ ngủ sâu và ngủ ngon hơn.
Cải thiện giấc ngủ nhờ ăn chuối tiêu
Chữa lành vết loét
Thường xuyên ăn chuối tiêu có thể nhanh lành vết loét dạ dày. Chất protease trong chuối có công dụng ức chế chymotrypsin, trypsin, papain, ngăn ngừa tình trạng viêm loét dạ dày bởi có thể trung hòa lượng axit dư thừa.
Có tác dụng giải rượu
Thường những người uống nhiều rượu thì hôm sau tỉnh dậy sẽ rất hay bị nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt… việc ăn chuối tiêu sẽ giúp bạn cung cấp chất điện giải, vitamin B và carbohydrates thúc đẩy quá trình sự chuyển hóa cồn trong gan. Vậy nên, một ly sinh tố chuối sẽ là bí quyết giải rượu hoàn hảo nhất.
Bài viêt liên quan Đọc xong bài viết này, chắc chắn lúc nào bạn sẽ luôn mang theo bên mình 1 quả chanh, sẽ có lúc cứu sống bạn đấy
Làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa
Chuối tiêu chín hoặc xanh đều có công dụng tuyệt vời cho sức khỏe và làn da của bạn. Trong chuối chứa nhiều vitamin, chất xơ và chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ đường tiêu hóa, khoa làm đẹp da hiệu quả.
Đắp mặt nạ từ chuối chín sẽ khiến cho da trở nên mịn màng và tươi trẻ hơn. Đồng thời, trong chuối chín còn chứa chất chống oxy hóa và chất chống ung thư nhiều hơn chuối xanh.
Giảm cholesterol
Công dụng của chuối tiêu là có khả năng hạ thấp cholesterol điều trị bệnh cao huyết áp. Người bị cao huyết áp nên hấp thụ 3 – 5 quả chuối mỗi ngày để đảm bảo sự cân bằng natri, kali, acid kiềm trong cơ thể.
Cải thiện tinh thần, tránh trầm cảm
Ăn chuối tiêu còn giúp điều trị chứng trầm cảm, cải thiện tinh thần. Bởi trong loại quả này được chứng minh chứa dạng vật chất có tác dụng giúp não sản sinh dopamine giúp cho tinh thần sảng khoái hơn.
Giảm cân
Hàm lượng tinh bột trong chuối là rất cao điều đó sẽ giúp cho bụng cảm thấy no lâu hơn. Với lượng tinh bột cao, nên sẽ cần thời gian chuyển hóa thành đường nên không thể tích tụ năng lượng. Hơn nữa, việc ăn chuối trong quá trình giảm cân còn giúp cho bạn bổ sung đầy đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động hàng ngày.
Ăn chuối tiêu không lo bị tăng cân
Ăn chuối tiêu nhiều có tốt không?
Mặc dù ăn chuối mỗi ngày sẽ tốt cho sức khỏe nhưng không nên ăn quá nhiều vì rất dễ gây đầy bụng, khó tiêu, tăng lượng calo khiến cơ thể dễ tăng cân, khó kiểm soát đường huyết,….
Theo khuyến cáo, tốt nhất mọi người chỉ nên ăn từ 1-2 quả mỗi ngày. Đồng thời, bạn nên áp dụng cùng chế độ ăn uống lành mạnh để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể của mình.
Mỗi ngày chỉ nên ăn từ 1 – 2 quả chuối
Một số cách sử dụng chuối tiêu để tốt cho sức khỏe
Nếu mọi người chưa biết nên chế biến gì từ chuối tiêu, thì hãy tham khảo thêm 1 số gợi ý như sau:
Sinh tố chuối
Chuối áp chảo với trứng gà
Cháo yến mạch, các loại hạt và chuối sấy
Bánh chuối
Kem chuối
Trà chuối giúp ngủ sâu hơn.
Làm mặt nạ chuối kết hợp cùng sữa chua, mật ong hay chanh cũng giúp làm đẹp da.
Bài viêt liên quan Vị trí ngồi trên xe ô tô an toàn nhất là ở đȃu? Ai kһông biḗt là thiệt
Có thể chế biến chuối tiêu theo rất nhiều cách khác nhau
Câu hỏi liên quan về chuối tiêu
Ai không nên ăn chuối tiêu?
Chuối tiêu hầu như không gây dị ứng hay các loại tác dụng phụ nào nghiêm trọng. Tuy nhiên, với những tình trạng sức khỏe sau, thì bạn hãy lưu ý trước khi ăn chuối tiêu:
Người bị bệnh thận: Chất kali trong chuối tiêu có thể gây tăng lượng kali trong máu ở người bệnh suy thận giai đoạn cuối. Chính vì thế, nếu các bạn đang có vấn đề về thận tránh ăn chuối tiêu để bảo vệ sức khỏe.
Người thường xuyên bị đau nửa đầu: Chuối có chứa một chất tên là Tyramine rất dễ dẫn đến tình trạng đau nửa đầu.
Nên ăn chuối tiêu khi nào?
Thời gian ăn chuối thích hợp nhất là 1-2 tiếng sau bữa ăn. Tránh việc ăn chuối khi đói, bởi lượng vitamin C sẽ làm tăng axit dịch vị, gây khó chịu, cồn cào và lượng carbohydrate còn khiến tăng đường trong máu.
Thời gian ăn chuối tiêu thích hợp nhất là 1-2 tiếng sau bữa ăn
1 quả chuối tiêu bao nhiêu calo?
Thông thường, 1 quả chuối sẽ chứa 105 calo, nhưng tuỳ vào trọng lượng và kích thước mỗi quả sẽ có lượng calo khác nhau. Dưới đây là hàm lượng calo theo kích cỡ chuối tiêu chuẩn:
Cực nhỏ (81 gram): 72 calo.
Nhỏ (101 gram): 90 calo.
Trung bình (118 gram): 105 calo.
Lớn (136 gram): 121 calo.
Cực lớn (152 gram): 135 calo.
Cắt lát (1 cốc, 150gram): 134 calo.
Nghiền (1 cốc, 225 gram): 200 calo.
Ăn chuối tiêu có béo không?
Chuối là trái cây có thể bổ sung năng lượng cực tốt để đáp ứng khả năng hoạt động mỗi ngày và giúp đốt cháy mỡ thừa hiệu quả. Cho nên, bạn có thể ăn chuối đúng liều lượng mỗi ngày mà không hề lo việc bị tăng cân.
Bài viết trên đây là những chia sẻ những tác dụng cụ thể của chuối tiêu. Hy vọng, qua đó có thể giúp cho mọi người học hỏi thêm được nhiều kiến thức bổ ích, để bổ sung đầy đủ dưỡng chất, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp