Nếu bạn có 3 cái “chậm” này, chứng tỏ sức khỏe đang đi xuống

Nếu bạn gặp phải 3 cái “chậm” này thì càng chứng tỏ sức khỏe xuống dốc, cần thay đổi lại lối sống và cách sinh hoạt để nâng cao sức khỏe của mình.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, con người sẽ đạt đỉnh về sức khỏe ở tuổi 35. Sau đó bước vào giai đoạn lão hóa cho đến cuối đời. Mọi người sẽ cảm thấy rõ ràng hơn về những đặc điểm “xấu xí do lão hóa” như: da xấu, thân hình mất cân đối, bạc tóc, nếp nhăn xuất hiện, ham muốn tình dục giảm sút… Đây đều là những biểu hiện rất bình thường, không được xem là yếu tố trực tiếp để đo lường sức khỏe.
1. “Chậm” tiêu hóa

Dinh dưỡng vốn là nhu cầu thiết yếu của con người, đồng thời cũng là yếu tố chính giúp đảm bảo cho các hoạt động sống của cơ thể. Hấp thụ chất dinh dưỡng bằng đường ăn uống là cách tự nhiên và hiệu quả nhất để cung cấp các chất thiết yếu cho cơ thể.
Và để cơ thể hấp thu dinh dưỡng tối đa, hệ tiêu hóa cũng cần phải làm việc hết công suất. Tuy nhiên, nếu cơ thể xuất hiện các tình trạng về tiêu hóa như: đầy hơi, trướng bụng, táo bón, tiêu chảy… thì chứng tỏ bạn đang gặp phải tình trạng “chậm” tiêu hóa.

“Chậm” tiêu hóa là một trong các dấu diệu cho thấy sức khỏe bạn đi xuống. (Ảnh minh họa)

Điều này vô tình sẽ làm cho việc chuyển hóa thức ăn kém hiệu quả hơn, khiến cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng. Đặc biệt, hệ tiêu hóa không ổn định cũng sẽ gây đình trệ quá trình sản xuấ các miễn dịch tự nhiên, từ đó kéo theo nhiều vấn đề sức khác.
2. “Chậm” ngủ

Mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc… đều là những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị “chậm” ngủ. Và cũng như 2 cái “chậm” kể trên, “chậm” ngủ cũng là tình trạng mà nhóm người càng nhiều tuổi càng dễ mắc phải, do lão hóa khiến cho nhịp sinh học trong cơ thể bị xáo trộn, gây gián đoạn giấc ngủ.
Trong khi đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, giấc ngủ có ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cơ thể và sức khỏe. “Chậm” ngủ làm suy giảm khả năng lý luận, giải quyết vấn đề. Nó cũng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng các hormone quan trọng, gián đoạn chức năng của hệ thống miễn dịch, hệ hô hấp, huyết áp và tim mạch của chúng ta.
Ngủ sâu và ngon sẽ giúp sức khỏe tổng thể của cơ thể sẽ được nâng cao, cải thiện sức đề kháng và kéo dài tuổi thọ. Do đó, đọc sách, trò chuyện, nghe nhạc thư giãn, đi bộ, thiền định… để cơ thể luôn thoải mái, giúp tạo ra nhiều hormone melatonin để dễ ngủ hơn.
3. “Chậm” tích cực
“Chậm” tích cực có ý chỉ đến tình trạng luôn căng thẳng, tiêu cực. Và nhóm người sau 50 tuổi sẽ dễ gặp vấn đề này nhất, một phần là do vấn đề tuổi tác và bệnh tật, một phần là so sự xa cách với xã hội.
Trong khi đó, theo y học cổ truyền phương Đông, nếu một người bị căng thẳng quá mức hay có tâm trạng u uất trong thời gian dài sẽ khiến khí huyết trong cơ thể bị tắc nghẽn, chất độc tích tụ, quá trình trao đổi chất của các cơ quan khác nhau bị chặn lại, khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng và đối mặt với không ít bệnh tật.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *