Ai không nên ăn lươn?

Ai không nên ăn lươn?

Không chỉ là món ăn ngon, lươn còn là vị thuốc bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ, nhưng không phải ai cũng có thể ăn loại thực phẩm này.

BS.CKII Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y dược – cơ sở 3 cho biết, trong đông y, thịt lươn vị ngọt, tính ấm, bổ kinh tỳ vị, tác dụng bồi dưỡng khí huyết, ôn dương, ích tỳ, bồi bổ can thận, cường kiện gân cốt, khu phong trừ thấp, chữa các chứng lao lực, ho hen, tiêu khát, gân xương đau nhức, cơ thể suy nhược, trĩ nội, phong thấp, bệnh huyết trắng của phụ nữ.

Người phương Đông còn gọi lươn là thiện ngư (cá lành), trường ngư, hoàng đán, hoàng thiện, hải xà, đán ngư… và đánh giá lươn là một trong “tứ đại hà tiên” (4 món ngon dưới nước). Trong khi người Nhật Bản nhận định thịt lươn chẳng khác gì “sâm động vật”, là thực phẩm giúp thông huyết mạch, lợi gân cốt cực quý trong Đông y.

Lợi ích của lươn với sức khoẻ

Trong 100g thịt lươn có 236 kcal, hàm lượng protein là 17,2-18,8g, chất béo 0,9-1,2g (nhiều chất béo không bão hoà, omega 3, omega 6), canxi 38mg, phốt pho 150mg, sắt 1,6mg. Ngoài ra, nó còn chứa vitamin A (126% giá trị hàng ngày), vitamin B12 (120% giá trị hàng ngày), vitamin D, thiamine (vitamin B1), riboflavin (B2), niacin (vitamin PP), acid pantothenic (B5), vitamin B6, folate, vitamin K, axit ascorbic (vitamin C) và các loại khoáng chất khác (kẽm, selen, kali, đồng, mangan, ít natri).

Chất đạm của lươn thuộc loại đạm quý, gồm nhiều axit amin cần thiết cho cơ thể như lysine, methionine, phenylalanine, threonine, valine, leucine, isoleucine, tryptophane.

Ai không nên ăn lươn?

Chuyên gia nhận định, thịt lươn còn có tác dụng bổ não, cải thiện và có thể làm giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ. Loài vật này chứa ít chất béo bão hòa nên là thực phẩm lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường, bệnh tim mạch. Đây cũng là món ăn giúp bổ máu, ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt.

Lươn còn mang lại lợi ích sức khỏe với phụ nữ như giảm nếp nhăn, cải thiện sức khỏe của da, nuôi dưỡng da, tóc và móng nhờ hàm lượng lớn collagen. Protein trong thịt lươn giúp các tế bào da sửa chữa và phát triển trở lại. Do đó, loài thủy sản này được xem là thực phẩm tuyệt vời cho những người bị mụn trứng cá, chàm và bệnh vẩy nến. Ngoài ra, arginine chứa trong thịt lươn chức năng quan trọng, giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư vú.

Ai không nên ăn lươn

Thịt lươn tuy là thực phẩm quý, nhiều chất dinh dưỡng và thơm ngon, song theo bác sĩ Vũ, không phải ai cũng nên bồi bổ bằng món ăn này.

Lươn là thực phẩm giàu đạm, những người bệnh gút nếu ăn sẽ khiến tình trạng bệnh chuyển biến nặng hơn. Do đó nhóm người này không nên ăn thịt lươn.

Người bị mỡ máu cao có thể ăn loại thực phẩm này nhưng cần hạn chế ăn ở dạng chế biến chiên xào, nên thay bằng các phương pháp hấp, luộc, nấu cháo, nướng.

Trẻ em trên một tuổi cũng có thể tiêu thụ các món ăn từ thịt lươn. Tuy nhiên, không lạm dụng cho trẻ ăn quá nhiều vì loại thủy sản này dễ gây dị ứng ở một mức độ nhất định. Những bé tiền sử bị dị ứng cần hết sức thận trọng khi ăn thịt lươn. Phụ huynh nên cho con ăn thử một ít vào lần đầu và quan sát biểu hiện dị ứng để xử trí kịp thời.

Lươn thường sống chui rúc dưới ao bùn, sình lầy… những môi trường này đều không được sạch sẽ. Hơn nữa lươn là loài ăn tạp nên hệ tiêu hoá cũng như thịt của lươn có thể nhiễm vi trùng và ký sinh trùng. Từng có người sử dụng thịt lươn với các chế biến xào thịt lươn chưa chín tới nên bị nhiễm ký sinh trùng với ấu trùng Gnathostoma spinigerum từ 0,8 đến 29,6%, mùa khô có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp hơn trong mùa mưa.

Loại ấu trùng này sinh sống rất dai và chịu được nhiệt độ cao. Vì vậy, nếu chế biến lương chỉ bằng cách xào quả trên lửa thì có thể giúp cho các ấu trùng sống trên lương vẫn sống và theo đường ăn uống đi vào ruột của con người. Hơn nữa, bạn không nên mua hoặc sử dụng lươn đã chết.

Post Views: 68

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *