Nhà nào có cây này thì quá tuyệt, tốt ngang nửa tủ thu.ố.c trong nhà!

Tác dụng của lá đinh lăng tươi

Từ lâu cây đinh lăng được biết đến là vị thuốc quý trong dân gian, dưới đây là tác dụng của lá đinh lăng tươi mà bạn nên biết.

Đinh lăng còn có tên khác là cây gỏi cá, nam dương lâm. Tên khoa học là Tighemopanax Fructicosus. Cây được trồng làm cảnh và làm thuốc, dùng lá để ăn sống. Dưới đây là những tác dụng của lá đinh lăng tươi.

Tác dụng của lá đinh lăng tươi

Đinh lăng là loại cây nhỏ, thân nhẵn, không có gai, thường cao khoảng 0,8 – 1,5m. Lá to, mọc so le, kép lông chim, lá chét có răng cưa nhọn. Lá mùi thơm khi vò nát, cuống dài, phát triển thành bẹ to ở phần cuối.

Các nhà khoa học tìm thấy trong đinh lăng có các loại alkaloid, glucosid, saponin, flavonoid, tanin, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6, các axit amin (bao gồm lycin, cystein và methionin) và nhiều nguyên tố vi lượng khác. Trong lá còn có saponin triterpen, một genin xác định được là axit oleanolic.

Tác dụng của lá đinh lăng tươi được biết đến là rất tốt cho sức khỏe

Đinh lăng còn gọi là cây gỏi cá vì nhân dân thường lấy lá để ăn gỏi cá (nhưng tên đinh lăng phổ biến hơn).

Theo kinh nghiệm dân gian, các đô vật thường nhai lá đinh lăng để tăng cường sức dẻo dai khi thi đấu. Đối với trẻ nhỏ, để phòng và chống kinh giật, người ta lấy lá đinh lăng (cả lá non lẫn lá già) phơi khô, đem lót gối hay trải giường cho trẻ nằm.

Phụ nữ sau khi đẻ thường dùng lá đinh lăng phơi khô 50g thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày để chóng lại sức, chống mệt mỏi, kém ăn. Muốn có nhiều sữa nuôi con, lấy lá đinh lăng 50g băm nhỏ với bong bóng lợn (1 cái) rồi nấu với gạo nếp thành cháo ăn trong ngày. Có thể dùng chân giò hoặc móng giò thay bong bóng.

Dùng ngoài, lá đinh lăng để tươi băm nhỏ hoặc phơi ở khô, giã nhỏ, rây bột mịn, trộn với ít muối và nước làm thành bánh, đắp chữa vết thương, viêm dây thần kinh.

Thân và cành đinh lăng tuốt bỏ lá, thái nhỏ, phơi khô (20 – 30g) sắc uống chữa đau lưng, mỏi gối, tê thấp, sưng vú. Dùng riêng hoặc phối hợp với rễ cây xấu hổ, cúc tần, bưởi bung, cam thảo dây.

Lá, chồi non, thân và rễ cây đinh lăng thường được dùng để ăn sống hoặc sử dụng như dược liệu chữa bệnh trong y học.

Trên đây là những tác dụng của lá đinh lăng tươi. Bạn cần tham khảo ý kiến từ các y sĩ y học cổ truyền trước khi sử dụng lá đinh lăng để đảm bảo an toàn.

Theo VTC

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *