9+ tác dụng của trái sơ ri đối với sức khỏe
Trái sơ ri được mệnh danh là một trong những siêu thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe và xuất hiện ngày càng phổ biến trên toàn thế giới. Loại quả này không những có hương vị thơm ngon mà còn chứa giá trị dinh dưỡng cao. Dưới đây là những tác dụng của trái sơ ri mà ai cũng nên biết, hãy cùng GDV Sport tìm hiểu nhé.
Sơ ri là quả gì
Trái sơ ri có tên khoa học là Malpighia Emarginata, một loại trái cây nhiệt đới được trồng nhiều ở vùng Nam Mỹ và Mexico. Thành phần nổi bật của trái sơ ri là hàm lượng vitamin C dồi dào, khoáng chất và các chất chống oxy hóa.
Sơ ri khi chín có hương vị ngọt kết hợp với một chút chua nhẹ, mọng nước. Có thể dùng sơ ri như một loại quả tráng miệng hoặc chế biến thành các món bánh kem, bánh nướng, salad, sinh tố, ngũ cốc,….
Giá trị dinh dưỡng của quả sơ ri
100g quả sơ ri cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng giá trị như:
Chất béo 0,3g
Vitamin C 1677mg
Vitamin A 767 mg
Calo 32 calo
Chất xơ 1,1g
Carbohydrate 7,6g
Thiamin 0,02mg
Niacin 0,4mg
Riboflavin 0,062mg
Axit pantothenic 0,3mg
Canxi 12mg
Magie 18mg
Sắt 0,2mg
Phốt pho 11mg
Kali 145mg
Natri 7mg
Kẽm 0,1mg
Đồng 0,1
Tác dụng của trái sơ ri đối với sức khỏe
Hàm lượng lớn vitamin C
Theo so sánh thực tế, hàm lượng vitamin C trong quả sơ ri cao gấp 50-100 lần so với những loại hoa quả phổ biến như cam, chanh, kiwi. Vitamin C được hấp thụ có khả năng ngăn ngừa các gốc tự do phá hủy tế bào, tạo ra lá chắn bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của tác nhân gây hại ngoài môi trường bao gồm virus, vi khuẩn,…
Tác dụng của trái sơ ri với hệ tiêu hóa
Thêm một tác dụng tuyệt vời của quả sơ ri đó là cung cấp những hoạt tính kháng khuẩn như phenolic, flavonoid, axit ascorbic. Nhờ vậy hệ tiêu hóa của bạn luôn được bảo vệ trước hàng loạt vi sinh vật có hại và hoạt động trơn tru hơn. Chất xơ có trong loại quả này tạo cảm giác no lâu, giảm thiểu cảm giác thèm ăn nếu bạn đang thực hiện chế độ ăn kiêng giảm cân.
Cải thiện bệnh còi
Những người bị bệnh còi xương, chán ăn có thể bồi bổ cơ thể bằng cách ăn trái sơ ri. Loại quả này cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao, đáp ứng phần lớn nhu cầu vitamin và khoáng chất khuyến nghị hàng ngày của mỗi người. Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa được cải thiện cũng giúp bạn ăn ngon miệng cũng như quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi hơn.
Tác dụng của trái sơ ri trong việc chống lão hóa
Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự lão hóa da là do các gốc tự do phá hủy tế bào và cản trở quá trình sản xuất collagen cho da. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể bổ sung các chất chống oxy hóa có trong quả sơ ri như caroten, axit ascorbic, phenolics. Những chất này giúp làm chậm tốc độ oxy hóa, ngăn ngừa tổn thương cho da, ngăn ngừa hình thành hắc sắc tố. Cũng chính vì vậy mà quả sơ ri là nguyên liệu được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp chăm sóc da chống lão hóa.
Rối loạn chuyển hóa
Hợp chất chống oxy hóa trong trái sơ ri giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, xây dựng một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Do đó, ăn quả sơ ri sẽ cải thiện những vấn đề liên quan đến rối loạn tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, ruột nhạy cảm,…
Tác dụng của trái sơ ri với hệ miễn dịch
Như bạn đã biết, quả sơ ri là nguồn cung cấp vitamin C tự nhiên cho cơ thể. Chất này đóng vai trò không thể thiếu đối với hoạt động của hệ miễn dịch. Đặc biệt trước sự đe dọa của những virus gây cảm cúm, suy hô hấp thì việc tăng cường hệ miễn dịch bằng cách ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C là điều vô cùng cần thiết.
Tác dụng của trái sơ ri đối với việc điều trị bệnh
Ngăn ngừa ung thư
Chiết xuất từ trái sơ ri được chứng minh có tác dụng ức chế sự nhân lên của các tế bào hình thành khối u ác tính. Nhờ vậy mà những người có thói quen ăn quả sơ ri sẽ giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh ung thư, đồng thời ngăn chặn hình thành ung thư giai đoạn đầu.
Ăn trái sơ ri giúp da khỏe đẹp và ngăn ngừa lão hóa cơ thể
Tác động đến chỉ số đường huyết
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng sơ ri cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường bởi quả này giúp làm giảm đường huyết. Đồng thời hạn chế cơ thể hấp thu chất béo xấu và cholesterol xấu gây bệnh. Nước ép từ trái sơ ri cũng rất tốt cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú nên những người mắc bệnh tiểu đường trong thai kỳ cũng có thể yên tâm sử dụng.
Rối loạn chuyển hóa
Hợp chất chống oxy hóa trong trái sơ ri giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, xây dựng một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Do đó, ăn quả sơ ri sẽ cải thiện những vấn đề liên quan đến rối loạn tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, ruột nhạy cảm,…
Tác dụng của trái sơ ri với sức khỏe tim mạch
Trái sơ ri rất nhỏ bé nhưng lại cung cấp cho cơ thể những chất có lợi cho sức khỏe tim mạch. Nổi bật nhất là axit ascorbic giúp loại bỏ những nguyên nhân dẫn đến vấn đề về tim ngày mạch như mỡ thừa, cholesterol thừa.
Chưa hết, bổ sung kali từ trái sơ ri sẽ giải phóng căng thẳng cho hệ tuần hoàn bằng cách làm giãn nở các động mạch và thúc đẩy máu lưu thông. Nhiều người cũng yêu thích sơ ri bởi khả năng đốt cháy chất béo, hỗ trợ rất tốt cho quá trình giảm cân.
Tăng cường sức khỏe tim mạch bằng cách ăn trái sơ ri mỗi ngày
Cách tiêu thụ quả sơ ri
Bất kỳ một loại thực phẩm nào dù tốt đến đâu cũng cần sử dụng đúng cách để đạt hiệu quả tối đa. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo lượng tiêu thụ quả sơ ri dành cho người trưởng thành như sau:
Quả sơ ri xanh: 10-20gr/1 tuần
Quả sơ ri chín: 50-100gr/1 tuần
Nước ép sơ ri: 100-200ml/ 1 ngày
Bột sơ ri: 1gr/1 ngày cho người mới bắt đầu sử dụng sau đó tăng dần lên 2-4gr/1 ngày
Tác dụng phụ của trái sơ ri
Ăn quá nhiều trái sơ ri có thể gây ra những tác dụng phụ như:
Tiêu chảy
Chóng mặt, buồn nôn
Chướng bụng
Mất ngủ
Khó ngủ
Chuột rút ở bụng
Dị ứng
Đặc biệt, trái sơ ri không nên dùng cho những người mắc bệnh gout vì có thể làm nồng độ axit uric trong máu tăng cao khiến triệu chứng bệnh trầm trọng hơn. Chưa hết, hàm lượng vitamin C và kali trong trái sơ ri cao có thể dẫn đến hình thành sỏi thận.
Vậy là bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm về tác dụng của trái sơ ri đối với sức khỏe. Chúng không chỉ là loại trái cây thơm ngon mà còn mang đến những công dụng tuyệt vời như: tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa ung thư, hỗ trợ tiêu hóa,… Tuy nhiên bạn cần ăn với liều lượng khuyến nghị mỗi ngày kết hợp với cân bằng chế độ dinh dưỡng để phòng tránh những tác dụng phụ không mong muốn.