Giá trị dinh dưỡng của khoai sọ

Khoai sọ có tác dụng gì?

Cũng như khoai tây, khoai lang, khoai sọ là thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày của người Việt. Vậy, khoai sọ có tác dụng gì và ăn khoai sọ thế nào cho tốt?

Giá trị dinh dưỡng của khoai sọ

Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Vinmec chỉ ra, khoai sọ thuộc họ Ráy, có củ cái và củ con. Khác với khoai môn hay khoai lang, củ khoai sọ nhỏ hơn, có nhiều củ con và nhiều tinh bột hơn. Ở nước ta phổ biến một số giống khoai sọ là khoai sọ núi, khoai sọ trắng, khoai sọ dọc trắng.
Trong khoai sọ có nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như: Protein, chất béo, chất xơ, tinh bột, fructose, canxi, photpho, magie, natri, kali, sắt, kẽm, đồng, vitamin C, thiamine, riboflavin và niacin,…
Khoai sọ nhiều chất xơ, giúp tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, ngăn ngừa tình trạng táo bón. Ngoài ra, khoai sọ còn là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể với nhiều công dụng đối với sức khỏe.

Khoai sọ có tác dụng gì là băn khoăn của nhiều người.

Khoai sọ có tác dụng gì?

Tuy là loại củ rẻ tiền, dễ trồng nhưng khoai sọ lại mang đến nhiều tác dụng với cơ thể. Dưới đây là những tác dụng bất ngờ của khoai sọ đối với sức khỏe mà bạn nên biết:
Tốt cho tim mạch
Bên trong khoai sọ chứa một số khoáng chất quan trọng như kẽm, magiê, đồng, sắt, mangan và kali. Kali là một thành phần quan trọng của tế bào và chất dịch cơ thể giúp điều chỉnh nhịp tim.
Ổn định huyết áp
Đối với những người có huyết áp cao, kali chứa trong khoai sọ có thể giúp ổn định và giảm huyết áp.
Tăng lưu thông máu
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, khoai sọ là loại thực phẩm chứa nhiều sắt và đồng là những khoáng chất cần thiết cho quá trình tái tạo máu.
Bên cạnh việc tăng cường lưu thông máu, chúng còn đẩy mạnh tốc độ trao đổi chất trong cơ thể. Vì vậy, khi bị thiếu máu bạn nên thêm vào thực đơn của mình những món ăn chế biến từ khoai sọ.
Chống lão hóa da
Trong khoai sọ vitamin E, vitamin A là hai loại vitamin có khả năng chống lại sự lão hóa. Nếu bổ sung loại củ này bạn sẽ giảm thiểu và làm mờ được các nếp nhăn, vết thâm. Đồng thời những tế bào bị hư hại cũng sẽ được làm trẻ hóa. Do đó, để có một làn da sáng khỏe thì chị em đừng bỏ qua loại củ này nhé.

Giảm béo
100g khoai sọ có thể cung cấp cho cơ thể khoảng 112 calo, trong khi khoai tây chỉ nạp vào 87 calo. Do đó, loại khoai này mang đến năng lượng dồi dào giúp bạn thực hiện các hoạt động sống.
Ngoài ra, lượng Carbohydrate phức hợp trong khoai sọ còn có tác dụng làm chậm tiêu hóa giúp no lâu, đồng thời giảm cảm giác thèm ăn. Đặc biệt, chúng còn ít chất béo và giàu protein nên rất phù hợp với những người đang có mong muốn giảm cân.
Trị táo bón, nhuận tràng
Khoai sọ có tác dụng trị táo bón, nhuận tràng, chống suy nhược cơ thể, chống tiêu khát và hỗ trợ viêm thận.
Hỗ trợ trị viêm thận
Không chỉ giàu chất xơ, trong khoai sọ còn chứa cả vitamin và phốt pho tạo điều kiện tốt chữa những người bị viêm thận nên có thể dùng khoai sọ trong thực đơn hàng ngày như nấu với rau muống, canh thịt… nhưng nêm gia vị nhạt hơn so với những người bình thường.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng khoai sọ nấu với gạo thành cháo, có thể cho thêm một chút đường sẽ có tác dụng phòng cũng như hỗ trợ điều trị bệnh viêm thận mãn tính.
Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có giải đáp cho câu hỏi “Khoai sọ có tác dụng gì?” rồi phải không.
Hạ An(Tổng hợp)

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *