Trứng vịt lộn: Lợi và hại

Trứng vịt lộn: cự c tốt và cự c hạ i!

Trứng vịt lộn có tác dụng bổ âm, dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể nhanh tăng trưởng. Rau răm có tác dụng trừ hàn, tiêu thực, sáng mắt, khử trùng, làm mạnh đầu gối, ấm bụng, chữa đầy bụng khó tiêu… Gừng tươi có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, cường tim, giải độc, chống suy nhược.
Theo quan niệm của y học cổ truyền, món trứng vịt lộn ăn cùng gia vị là một bài thuốc, dùng chữa thiếu máu, gầy yếu, chậm lớn, đau đầu, chóng mặt, suy nhược cơ thể…

1. Cung cấp năng lượng
Trong mỗi quả trứng vịt lộn chứa hơn 180 lượng calo, cùng rất nhiều dưỡng chất, vì thế, chỉ cần thường xuyên tiêu thụ trứng vịt lộn sẽ có thể giúp cung cấp đủ năng lượng để cơ thể bạn hoạt động và làm việc.

2. Tăng cân
Một trong những tác dụng của trứng vịt lộn là giúp hỗ trợ tăng cân. Nhờ có hàm lượng calo cao và chất béo nhiều nên ăn hột vịt lộn có thể giúp bạn tăng cân nhanh chóng.

3. Tăng cường sinh lực
Theo y học cổ truyền và các bài thuốc dân gian trứng vịt lộn có thể giúp tăng cường khả năng sinh lý của nam giới. Hàm lượng protein cao trong trứng vịt lộn và các chất dưỡng khác không chỉ tạo ra năng lượng mà còn tăng cường sinh lực nam giới.

Tuy nhiên, bạn nên ăn trứng vịt lộn ở một mức độ hợp lý để không ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng của mình.

4 Giúp giải rượu
Ăn trứng vịt lộn có thể giúp bạn cải thiện tình trạng nôn nao do bia rượu gây ra. Lý do là vì trứng hột gà chứa nhiều axit amin cysteine, có khả năng phá vỡ các độc tố trong gan và hỗ trợ đào thải chúng ra khỏi cơ thể.

Bạn cũng có tìm thấy chất cysteine trong nhiều loại thực phẩm khác bao gồm: bông cải xanh, pho mát, yến mạch, sữa chua, thịt đỏ và tỏi.

5 Giảm đau đầu
Giúp làm giảm đau đầu cũng có thể là một trong những công dụng của trứng vịt lộn. Theo dân gian, trứng vịt lộn sẽ giúp cải thiện chứng đau đầu bởi ăn trứng vịt lộn sẽ bổ sung dưỡng chất, bồi bổ cơ thể. Khi cơ thể được cung cấp đủ năng lượng sẽ giúp bạn được khỏe khoắn, đầu óc tỉnh táo, từ đó cảm giác mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt cũng sẽ giảm theo.

Hàm lượng dinh dưỡng trong trứng vịt lộn rất cao không nên ăn quá nhiều kẻo bị “ăn thừa” dinh dưỡng. Không những không mang lại hiệu quả tốt mà còn phản tác dụng, làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu, thúc đẩy các bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường… và tăng đạm không tốt cho người bị bệnh gút.

Dưới đây là một số nhóm người không nên ăn trứng vịt lộn, cụ thể:

– Trẻ dưới 5 tuổi: Ở lứa tuổi này hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, khả năng chuyển hóa các chất còn yếu. Đồng thời, trứng vịt lộn chứa nhiều chất dinh dưỡng dễ gây khó tiêu, đầy bụng, chướng bụng, tiêu chảy…
– Người bệnh tim mạch: Trứng vịt lộn chứa nhiều đạm và cholesterol, ăn nhiều sẽ làm tăng cholesterol xấu trong máu, gây hại cho tim, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và tắc nghẽn động mạch, dẫn đến đột quỵ.
– Người mắc bệnh mỡ máu: Tình trạng gan nhiễm mỡ sẽ nghiêm trọng hơn khi ăn trứng vịt lộn. Vì trong trứng vịt lộn có nhiều đạm sẽ kích thích tích tụ mỡ trong máu và gan khiến bệnh nặng hơn.
– Người bị cao huyết áp: Khi cơ thể tiêu thụ nhiều chất đạm và cholesterol, huyết áp sẽ tăng cao. Lời khuyên tốt nhất cho những người bị huyết áp cao là tránh xa trứng vịt lộn.
– Người bị bệnh về gan, tỳ vị: Tỳ vị và gan có nhiệm vụ bài tiết các chất độc hại trong cơ thể. Trứng vịt lộn có tính hàn, có thể khiến những người mắc bệnh về gan, tỳ vị dễ bị đầy hơi, khó tiêu, thậm chí đau bụng.

Trứng vịt lộn giàu dinh dưỡng nhưng ăn nhiều sẽ phản tác dụng, ảnh hưởng đến sức khỏe, cụ thể:
– Có thể gây đột quỵ: Những người bị cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan, gan nhiễm mỡ, bệnh tim nên kiêng ăn hoặc tránh ăn nhiều trứng vịt lộn vì có thể làm tắc nghẽn động mạch tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
– Có hại cho người bệnh gút: Ăn một lượng lớn trứng vịt lộn mỗi ngày và ăn liên tục sẽ làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu dẫn đến các bệnh về tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường… và protein không tốt cho người bị bệnh gout.
– Suy giảm ham muốn ở nam giới: Trứng vịt lộn thường được ăn kèm với rau răm sống. Ăn nhiều rau răm sống có thể sinh nóng rét và làm giảm khả năng sinh dục của nam giới. Ngoài ra, phụ nữ đang có kinh nguyệt ăn nhiều rau răm sống cũng dễ bị rong huyết. Phụ nữ mang thai không nên ăn quá nhiều rau răm nếu không sẽ có ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
– Xơ gan: Trứng vịt lộn tính lạnh, mát, người bị xơ gan ăn vào dễ đầy hơi, khó tiêu gây ra cổ trướng.

Để an toàn, mỗi người lớn khỏe mạnh tốt nhất chỉ nên ăn 2 quả mỗi tuần. Những người có bệnh cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan, gan nhiễm mỡ, tim mạch, gút… nên kiêng hoặc không ăn hạn chế vì có thể sẽ làm tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Thời điểm lý tưởng để ăn trứng vịt lộn
– Tuy nhiên, món này rất khó tiêu do chứa hàm lượng chất đạm và cholesterol cao, thích hợp ăn vào buổi sáng. Bởi sau khoảng thời gian dài 10-12 giờ từ bữa tối hôm trước, nguồn dinh dưỡng dồi dào từ trứng sẽ cung cấp năng lượng cho cơ thể bắt đầu một ngày mới.
– Ngoài ra, trứng vịt lộn chứa hàm lượng protein và cholesterol cao không nên ăn vào buổi tối, khi cơ thể ít hoạt động sẽ gây đầy bụng, khó tiêu.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *