Tác dụng của cây lá lốt ít người biết

Tác dụng của cây lá lốt ít người biết

Lá lốt là loại rau gia vị quen thuộc ở Việt Nam. Lá lốt thơm ngon và rất dễ trồng. Theo Sohu, lá lốt có mùi thơm đặc trưng, có thể dùng làm gia vị, hoặc làm các món ăn như cuốn chả, rất tốt cho sức khỏe. Dưới đây là những tác dụng của lá lốt ít người biết.

Thành phần dinh dưỡng của lá lốt

Cây lá lốt gồm lá, thân, rễ đều là những dược liệu quý. Trong lá lốt chứa nhiều vitamin, protein và axit amin, đồng thời vitamin E và lutein chứa trong loại lá này là những hoạt chất chống oxy hóa tốt.
Lá lốt chứa hàm lượng cao canxi, sắt, kali, và các nguyên tố vi lượng cần thiết khác cho cơ thể con người.
Lá lốt rất tốt cho sức khỏe

Tác dụng của lá lốt

Nghiên cứu hiện đại cho thấy trong lá lốt chứa piperine, piperolotin, piperolotidin, tinh dầu. Các hoạt chất này có thể làm tăng sự hấp thu vitamin B và beta-carotene của cơ thể, đồng thời chống trầm cảm, tăng lipid máu, xơ vữa động mạch, giúp hạ huyết áp. Tinh dầu trong lá lốt tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau.
Ngoài ra, tinh dầu dễ bay hơi trong lá lốt có tác dụng chống loạn nhịp tim, hạn chế tình trạng thiếu oxy và thiếu máu cục bộ cơ tim. Lá lốt cũng có thể giảm ho, hạn chế tình trạng chảy máu chân răng.
Bạn không chỉ dùng lá lốt chế biến món ăn, lá lốt cũng có thể dùng nấu nước ngâm chân. Ngâm chân bằng lá lốt hỗ trợ giảm tình trạng viêm khớp, lưu thông khí huyết ở bàn chân tốt hơn, cải thiện giấc ngủ và chống hôi chân.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng lá lốt
Tuy lá lốt là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, nhưng bạn cũng chỉ nên dùng ở lượng vừa phải, tránh ăn nhiều gây ra kích ứng dạ dày, tiêu chảy.
Những người bị nóng gan, nhiệt miệng, đau dạ dày không nên dùng lá lốt, tránh ảnh hưởng không tốt tới tình trạng bệnh.
Trên đây là những tác dụng của lá lốt ít người biết. Hãy thường xuyên bổ sung lá lốt vào chế độ ăn uống hàng ngày nhé.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *