Đặc sản từ núi rừng

Rau sắng là vị thuốc trị bệnh tuyệt vời

Rau sắng không chỉ ngon mà còn là bài thuốc chữa được rất nhiều bệnh, tốt cho sức khỏe con người. Dưới đây là vài bài thuốc chữa trị bệnh tiêu biểu từ rau sắng.

Rau sắng, rau ngót núi, ngót rừng – Melientha suavis Pierre, thuộc họ Sơn cam – Opiliaceae. Là loại rau với lá non, đọt mầm hoặc chùm hoa lấy từ cây sắng, loại cây thuộc bộ Đàn hương (người Việt còn gọi là cây mì chính, rau ngót rừng, rau ngót quế, người Dao gọi là lai cam, người Mường gọi là tắc sắng, dân tộc Tày – Thái gọi là pắc van và tất cả đều có nghĩa là rau ngọt). Loài phân bố ở các nước Ðông Dương.
Khác với đa phần các loại rau trong văn hóa ẩm thực người Việt thường là những loại cây nhỏ, thân bụi, loại thảo, cây sắng là một dạng cây thân gỗ (loại mộc) mọc tự nhiên trên núi, chủ yếu là những vách đá của núi đá vôi có cao độ khoảng 100-200m trở lên so với mặt nước biển ở miền Bắc Việt Nam như Lào Cai, Hà Tây, Lạng Sơn, Quảng Ninh…
Ở nước ta, rau sắng mọc phổ biến ở rừng ven suối, ven núi đá ở nhiều tỉnh phía Bắc Quảng Ninh, Lạng Sơn,  Sơn La, Lai Châu… Ở miền Nam chỉ mới biết có ở rừng của núi Dinh (Bà Rịa – Vũng Tàu). Thậm chí vẫn thường gặp tại các khu rừng già Trường Sơn, nhưng có mật độ cao nhất là ở Vườn quốc gia Xuân Sơn và vùng đệm của vườn quốc gia này thuộc tỉnh Phú Thọ.
Thân cây sắng to, cao, có khi lên tới hàng chục mét chiều cao và đường kính thân tới 20-30 cm, các cành mảnh ở ngọn cây, vỏ màu lục, khi già có màu lốm đốm trắng và hoá bầu. Lá mọc so le, hình ngọn giáo, thu hẹp tù lại cả hai đầu, rất nhẵn, dày, dài 7-12cm, rộng 3-6cm, gân phụ 4-5 đôi, mảnh, cuống lá 4-5mm. Cụm hoa ở bên, nằm ở nách của một lá đã rụng hình chuỳ phân nhánh và mảnh gồm có một cuống dài 13cm, với các nhánh dài 4cm. Hoa đơn tính, cao 2mm, rất thơm. Quả gần như nạc, thuôn hay hình trứng, dài 25mm, rộng 17mm, khi chín màu vàng có hạch cứng chứa một hạt, vì vậy muốn hái lá non thường người ta phải trèo lên cây để hái.
Bộ phận dùng làm thuốc: Lá, rễ – Folium et Radix Melienthae Suavis.
Thành phần hoá học: Trong rau sắng có 82,4% nước, 5-5-6,5% protid, 5,3-5,5% glucid, 2,2% cellulose, có đủ các loại amino acid cần thiết cho cơ thể như lysin, methionin, tryptophan, phenylalanin, threonin, valin, leucin và isoleucin.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Người ta thường lấy lá non, lá bánh tẻ, hoa, quả non xào hay nấu canh ăn. Có thể nấu canh với thịt nhưng cũng có thể nấu canh suông, bát canh vẫn ngon ngọt, đậm đà. Lá rau sắng nấu canh tuy đã ngon, nhưng khi có thêm những chồi nụ vàng như hoa ngâu thì canh có đầy đủ hương vị bùi, thơm, ngon ngọt và dịu mát. Hạt cũng ăn được, có vị béo, ngọt.
Rau sắng không chỉ ngon mà còn là bài thuốc chữa được rất nhiều bệnh, tốt cho sức khỏe con người. Dưới đây là vài bài thuốc chữa trị bệnh tiêu biểu từ rau sắng.
Giảm cân. Do chứa rất nhiều chất xơ ngăn ngừa táo bón, tăng khả năng hấp thụ chất béo và thải ra ngoài giúp đào thải mỡ thừa, vì thế mà rau sắng giảm cân hiệu quả lại an toàn, đặc biệt với phụ nữ cho con bú. Bạn có thể nấu những món canh ăn giảm cân hàng ngày.
Chữa nhiệt do bia rượu. Dùng 40g rau sắng giã nát và uống trong khoảng 2 ngày sẽ khỏi hẳn nhiệt miệng.
Chữa trẻ bị tưa lưỡi. Giã nát 10g lá rau sắng tươi sạch, vắt lấy nước rồi hòa với mật ong thấm vào bông hoặc miếng gạc sạch chà lên lưỡi, lợi và vòm họng trẻ, chỉ hai lần là trẻ có thể bú lại được bình thường.
Rễ rau sắng cũng có tác dụng làm cho tử cung co bóp, nên nhiều người thường dùng nó cho chị em phụ nữ sau sinh hoặc là những người mới bị sảy thai.
Chữa sót rau thai. Lá rau sắng 40g rửa sạch giã nát, thêm một ít nước đã đun sôi để nguội vào. Vắt lấy chừng 100ml nước, chia hai lần uống mỗi lần cách nhau 10 phút.
Lợi tiểu, thông huyết, kích thích tử cung co bóp: Rễ rau sắng rửa sạch, giã nát ép lấy nước uống trong ngày có tác dụng lợi tiểu, thông huyết, kích thích tử cung co bóp.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *